MÀU PANTONE, HỆ MÀU CMYK, RGB, - ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT
Với những ai mới học thiết kế hay in ấn, việc phân biệt giữa các hệ màu CMYK, RGB hay Pantone không phải là điều dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hệ màu này trong thiết kế cũng như ứng dụng của nó trong đời sống.
Hiện nay, RGB và CMYK là hai hệ màu được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc biệt, cả hai đều là những mô hình màu đại diện cho một tập hợp con những không gian màu mà mắt người có thể nhìn thấy được.
Hệ màu RGB
RGB là viết tắt của 3 loại màu:
- R - Red (màu đỏ)
- G - Green (màu xanh lá)
- B - Blue (màu xanh lam)
3 màu cơ bản này chúng ta có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên màn hình máy tính hoặc máy ảnh kỹ thuật số. Và, hệ màu RGB là sự kết hợp giữa 3 màu sắc cơ bản này.
RGB còn được gọi là mô hình màu cộng (additive color system). Có nghĩa rằng các màu sắc phải được thêm vào nhau để tạo ra màu sáng hơn và cuối cùng chính là màu trắng.
Như đã thấy trong sơ đồ màu RGB, khi kết hợp 100% màu đỏ, 100% xanh lá và 100% màu xanh lam, chúng ta có màu trắng tuyệt đối. Tuy nhiên, khi phối giữa màu đỏ và xanh lá, chúng ta có được màu vàng. Tương tự khi phối đỏ và xanh lam, màu cánh sen ra đời.
Các biểu diễn kỹ thuật số của hình ảnh thường được tạo ra bằng cách sử dụng ánh sáng trong mô hình màu RGB.
Hệ màu RGB cũng được ứng dụng phổ biến trong màn hình TV hoặc máy tính với một loạt pixel đỏ, xanh lá và xanh lam. Khi tất cả các điểm sáng hết mức, mắt người sẽ nhìn thấy màu trắng. Còn khi những điểm màu này tắt hết, chúng có màu đen.
Có một lưu ý đặc biệt chính là trong quá trình in, những tone màu trong RGB cần được chuyển sang hệ màu CMYK.
Hệ màu CMYK
Hầu hết các loại máy in trong ngành công nghiệp in ấn sử dụng hệ màu CMYK. Tên của hệ màu này được tạo thành từ chữ viết tắt của 4 màu:
- C – Cyan (màu xanh lơ)
- M – Magenta (màu cánh sen).
- Y – Yellow (màu vàng)
- K – BacK (màu đen)
Đối lập với hệ màu RGB, CMYK là một mô hình màu trừ (subtractive color model). Điều này có nghĩa rằng mực phải được loại bỏ để có thể đạt được màu sắc sáng hơn. Ngoài ra, người ta không cần thiết phải kết hợp cả 4 màu trong hệ màu CMYK để tạo ra một màu đen tiêu chuẩn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể kết hợp các màu này với những tỉ lệ khác nhau để tạo ra màu đen với nhiều sắc độ.
Trong quá trình màu bốn (four color process), tất cả các màu sắc đều là sự phối trộn của các chấm trong hệ màu CMYK.
Trong quy trình in bốn màu, mỗi màu sẽ được phủ trên một lớp giấy riêng biệt rồi được xếp chồng lên nhau. Chính vì thế, khi phóng to hình ảnh đã được in ra, bạn sẽ nhận thấy các chấm màu halftone xếp chồng nhau.
Hiện nay, hầu hết các loại màu in offset, máy in laser màu hoặc máy in ảnh gia đình đều sử dụng hệ màu CMYK. Ngoài 4 màu trong hệ màu CMYK, một số máy in phun còn bổ sung thêm hộp mực màu Light Cyan, Magenta và màu đen. Đây là những màu khá hữu ích để tạo ra những bức ảnh chất lượng và sắc nét.
Màu Pantone (PSM)
Màu Pantone (màu pha hay màu thứ 5) là màu pha sẵn với các đặc điểm kỹ thuật và được chuẩn hóa theo mã số cụ thể. Đây là hệ màu chuẩn trong lĩnh vực thiết kế in ấn hiện nay.
Và để duy trì tính nhất quán, màu Pantone được sử dụng làm tiêu chuẩn cho mọi thứ, từ màu logo cho đến màu quốc kỳ.
Màu Pantone không đại diện cho một mô hình màu sắc cụ thể. Nó là một bộ sưu tập màu sắc tùy ý. PSM - The Pantone Matching System được sử dụng trong hầu hết các máy in thông thường như một cách để tái tạo màu sắc.
Đặc biệt, các phần mềm thiết kế đều cho phép người dùng chuyển đổi sang màu Pantone. Nhờ đó, Designer và nhân viên kỹ thuật có thể dễ dàng tra cứu màu sắc hay hiệu ứng mà không cần phải làm việc trực tiếp với nhau.
Tóm lược:
Màu Pantone, hệ màu RGB, hệ màu RGB liên quan đến 3 loại tiêu chuẩn màu khác nhau và thường được sử dụng trong ngành thiết kế và in ấn. Một vài người có thể gặp một số khó khăn khi mới sử dụng. Tuy vậy, chỉ cần ghi nhớ một vài ý chính dưới đây, bạn có thể dễ dàng làm việc với Designer hay nhà in:
- Hệ màu RGB là mô hình màu cộng, kết hợp các điểm ảnh để xem trên màn hình kỹ thuật số.
- Hệ màu CMYK kết hợp với nhau để tạo ra các màu sắc trên giấy hoặc những thứ hữu hình khác.
- Bạn không nên sử dụng hệ màu RGB cho các dự án in ấn vì màu sắc mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình có thể sai khác với màu sắc trên bảng in.
- Có thể linh động sử dụng các sắc thái màu sắc từ màu đặc trưng của thương hiệu với bảng màu Pantone.
New Paragraph