HOẠT HÌNH 3D – BẠN BIẾT GÌ VỀ NGÀNH NÀY? (PHẦN 1)
Bạn mê đắm với những động tác uyển chuyển của nhân vật trong các bộ phim hoạt hình 3D bom tấn? Bạn thắc mắc không biết làm sao để “thổi hồn” vào mô hình tĩnh trở thành các nhân vật sống động? Khám phá ngay ngành hoạt hình 3D – 3D Animation để tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề của bạn!
Animation là gì? 3D Animation là gì?
Animation là gì?
Hoạt hình là một hình thức nghệ thuật mà ở đó hình ảnh của các đối tượng, nhân vật được điều khiển để xuất hiện trước mắt người như thế chúng đang chuyển động. Quá trình này bao gồm: thiết kế, vẽ, tạo bố cục, chuẩn bị trình tự chuyển động.
Trong những thước phim hoạt hình truyền thống, những hình ảnh này sẽ được vẽ riêng lẻ để chụp ảnh hoặc đưa lên phim.
Ở dạng cơ bản nhất, hoạt hình là loạt những ảo ảnh lên mắt. Chúng cho ta thấy những chuyển động liên tiếp và nhanh chóng của các hình ảnh. Tất nhiên, để tạo ra những ảo ảnh thị giác, chúng ta cần có tối thiểu 12 frame (khung hình)/ giây. Một số trường hợp, số frame có thể nhỏ hơn để tạo ra các ảo giác về tốc độ chậm rãi.
3D Animation là gì?
3D animation là quá trình tạo chuyển động cho các mô hình hoặc đối tượng trong không gian kỹ thuật số 3 chiều. Các mô hình hoặc đối tượng 3D này có thể được di chuyển và xoay bằng cách sử dụng nghệ thuật chuyển động.
Hoạt hình 3D hiện là trung tâm của kỹ thuật thực tế ảo. Trên thực thế, 3D Animation đang được sử dụng phổ biến trong các chương trình truyền hình, phim, trò chơi, đồ họa,… Chúng ta có thể kể đến một vài bộ phim bom tấn đang ứng dụng kỹ xảo 3D Animation như: phim Avatar (2012), Câu chuyện đồ chơi, Cậu bé thiên tài…
Lịch sử ngành hoạt hình 3D – 3D Animation
Lịch sử ngành Animation
Vào những năm 40 và 50 của thế kỉ XX, nhiều thí nghiệm về hoạt hình máy tính đã được tiến hành. Trong đó có John Whitney – cha đẻ của hoạt hình máy tính, đã thực hiện những đoạn phim hoạt hình đầu tiên.
Năm 1957, Russell Kirsch đã gắn một máy quét ảnh và phần mềm kỹ thuật số vào máy tính. Tuy nhiên, phải đến những năm 1960, hoạt hình máy tính mới trở nên phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của máy tính kỹ thuật số. Vào giai đoạn ban đầu, Animation chỉ được ứng dụng vào mục đích khoa học và nghiên cứu. Sau này, người ta mới bắt đầu ứng dụng ngành này vào lĩnh vực nghệ thuật và giải trí.
Trong khoảng thời gian này, ngành Animation cũng có nhiều đột phá khi Boeing tiên phong dẫn đầu trong việc sử dụng đồ họa máy tính. Cũng trong những năm này, William Fetter đã tạo ra những thước hoạt hình cấu trúc dây (wireframe) – nền tảng để tạo ra những thước phim hoạt hình 3D đầu tiên.
Một nhóm các nhà toán học và vật lý người Nga đã tạo ra một mô hình toán học chuyển động và tạo ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên trên thế giới.
Năm 1968, bộ phim hoạt hình với mục đích giải trí đầu tiên - Flexipede, đã được Atlas Computer Laboratory của Anh thực hiện.
Sự khởi đầu của Hoạt hình 3D
Vào những năm 1970, Futureworld đã sử dụng wireframe để tạo một đoạn phim hoạt hình với một bàn tay và khuôn mặt - đặt nền móng đầu tiên cho ngành công nghiệp hoạt hình 3D.
Vào cuối những năm 1970, wireframe đã được ứng dụng trong nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood như Chiến tranh giữa các vì sao, Alien...
Cũng trong thời gian này, đồ họa máy tính cũng trải qua những bước chuyển mình lớn khi nhiều phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, công ty, xưởng phim… tập trung vào nghiên cứu và cải tiến. Một trong những thành tựu đáng chú ý chính là sự ra đời của Fractal, một kỹ thuật giúp tạo ra độ chân thực cao trong những bộ phim hoạt hình 3D.
Trong những năm 1980, thế giới còn chứng kiến sự ra đời của những phần mềm đồ họa máy tính và hoạt hình 3D đầu tiên – tiền thân của các phần mềm hoạt hình 3D hiện đại.
Phân loại hoạt hình 3D
Dưới đây là các thể loại 3D Animation:
- Video và phim 3D: thể loại được biết đến rộng rãi nhất trong thế giới 3D Animation.
- Tương tác 3D (Interactive 3D): được tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm 3D. Đây là sản phẩm 3D có đầy đủ tính năng hoàn chỉnh, được sử dụng trong môi trường kỹ thuật số.
- Thực tế ảo 3D (Virtual Reality 3D): công nghệ thực tế ảo 3D cho phép người dùng đắm chìm trong một môi trường giả lập – môi trường cho phép người dùng tương tác với các đối tượng 3D.
- Clay Motion: là một bộ phận của hoạt hình tĩnh vật (Stop Motion).
- Digital 3D: trên thực tế, đây là tập hợp của những trò chơi điện tử, phim, chương trình truyền hình… được trình chiếu bằng công nghệ kỹ thuật số 3D. Walt Disney Pictures là hãng phim hoạt hình đầu tiên sử dụng công cụ này.
- Pixilation: quá trình ghi lại chuyển động của người thật, sau đó chỉnh sửa những chuyển động này giống như các hoạt ảnh nhân tạo.
- Typography: một phần của đồ họa chuyển động.
- Hoạt hình tĩnh vật (Stop Motion): là một kỹ thuật làm phim mà trong đó các mô hình được dựng lên theo từng động tác, sau đó được chụp hình lại và ghép thành một bộ phim.
- Pinscreen: công cụ giúp tạo avatar tức thì. Đây chính là những hình đại diện được cá nhân hóa và do người dùng tạo nên.
Vai trò của 3D animation
Không chỉ cống hiến với tư cách là một ngành công nghiệp giải trí, hoạt hình 3D đã, đang và sẽ đóng góp rất lớn đến sự thành công của những ngành công nghiệp khác. Cụ thể:
- 3D animation thu hút sự chú ý của khán giả: ngay từ khi nó được phát sóng nhờ sức hấp dẫn rộng rãi.
- Tăng nhận diện thương hiệu: đây là cách lý tưởng để thúc đẩy sự tương tác của khán giả. Qua đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh mức độ nhận diện thương hiệu.
- Giúp tiếp cận một lượng khán giả lớn hơn: nhiều nền tảng khác nhau cho phép các tổ chức, doanh nghiệp đăng tải các sản phẩm của 3D Animation. Nhờ đó, sản phẩm này có thể tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng khá lớn.
- Một trong những công cụ tạo dựng danh tiếng và truyền tải thông điệp mạnh mẽ. Qua đó, 3D Animation giúp doanh nghiệp, tổ chức kể những câu chuyện thương hiệu của mình.
- Giúp khán giả tiếp thu lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn: não bộ của người có thể xử lý các hình ảnh trực quan nhanh hơn 60.000 lần so với hình thức văn bản thông thường. Do vậy, nó giúp người ta tiếp thu lượng lớn thông tin trong khoảng thời gian ngắn.
Kết luận:
Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngành hoạt hình 3D – 3D Animation. Trong kì tiếp theo, Green Academy sẽ tiếp tục giúp bạn khám khá những quy trình chính trong quá trình sản xuất hoạt hình 3D cũng như triển vọng nghề nghiệp của ngành này. Tiếp tục đón xem bạn nhé!
New Paragraph