Kỳ trước, chúng ta đã khám phá lịch sử của ngành dựng phim cùng vai trò của nó trong việc tạo ra thành công cho tác phẩm. Trong kỳ này, hãy tiếp tục tìm hiểu về 4 giai đoạn trong quy trình dựng phim và những triển vọng nghề nghiệp của ngành này bạn nhé!
New Paragraph
Dựng phim là một phần của công tác hậu kỳ trong dự án. Trong mỗi dự án khác nhau, nhiệm vụ của chuyên gia dựng phim cũng không hoàn toàn giống nhau. Tuy vậy, quá trình này cũng sẽ có 4 giai đoạn giống nhau.
Assembly cut: Assembly cut là giai đoạn đầu tiên trong quy trình dựng phim. Ở đó, chuyên gia dựng phim sẽ tập hợp các đoạn phim đã quay theo trình tự thời gian. Các đoạn phim này thường dài, đơn giản và là tài liệu gốc để đạo diễn và Film Editor kiểm tra lại những gì họ phải làm việc.
Rough cut:
sau khi hoàn thành giai đoạn Assembly cut, Film Editor sẽ siết lại từng cảnh quay. Họ cũng có thể quyết định sử dụng những cách thể hiện khác, cắt các cảnh quay hoặc thêm các hiệu ứng chuyển tiếp. Trong một số dự án, đạo diễn có thể làm việc cùng các chuyên gia dựng phim trong giai đoạn này nhằm thống nhất ý kiến giữa hai bên.
Main edit:
trong phần Main edit, chuyên gia dựng phim và đạo diễn sẽ bắt đầu tinh chỉnh từng cảnh quay. Họ sẽ xem xét cách thức hoạt động và vai trò của các cảnh quay trong toàn bộ dự án. Bằng cách so sánh lại sản phẩm ở phần Rough cut và Main edit, họ quyết định tiếp tục hay cần phải quay lại để lấp đầy các khoảng bị trống để đẩy câu chuyện lên đến cao trào.
Fine cut: Fine cut tập trung vào các chi tiết cụ thể để mỗi cảnh quay trở nên hoàn hảo. Đây được xem là giai đoạn giúp “chải chuốt” cho tác phẩm để thuyết phục đạo diễn cùng nhà đầu tư phê duyệt bộ phim. Sau khi được phê duyệt, sản phẩm sẽ được chuyển tiếp sang bộ phận âm thanh để tiếp tục quá trình tạo hiệu ứng âm thanh và hòa âm.
Trên đây là 4 giai đoạn của quy trình dựng phim. Với tư cách là một bộ phận của một quy trình sản xuất sản phẩm nghệ thuật, bên cạnh những hiểu biết về mặt kỹ thuật, những “phù thủy dựng phim” cũng cần sự sáng tạo theo chất riêng của mình. Ngoài ra, họ cũng cần hiểu và truyền tải cảm xúc, thông điệp của kịch bản đến người tiếp nhập. Chính vì vậy, Film Editor cần có độ nhạy cảm nhất định để nhận ra cảnh nào đã đạt được hiệu quả mong muốn cũng như vai trò của cảnh đó trong một bức tranh tổng thể dự án.
Tùy thuộc vào thể loại và quy mô dự án, công việc của chuyên gia dựng phim sẽ bao gồm một số hoặc tất cả các nhiệm vụ sau:
Trong những dự án lớn, các chuyên gia dựng phim thường chỉ đảm nhận một vài công đoạn của dự án bởi họ công đoạn dựng phim sẽ được đảm trách bởi nhiều người.
Bất kỳ một sản phẩm hình ảnh động (visual) nào trước khi phát sóng hay công chiếu cũng cần phải trải qua quá trình biên tập, chỉnh sửa. Và, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông, nghề dựng phim càng có thêm nhiều “đất diễn”. Thông thường, một chuyên gia dựng phim có thể làm việc trong một hoặc nhiều dự án gồm:
Tất nhiên, họ cũng có thể lựa chọn nơi làm việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Dưới đây là một số đơn vị Film Editor ở Việt Nam thường lựa chọn đầu quân:
Theo thống kê dựa trên 145 mẫu lương trên jobsgo, mức lương trung bình của ngành dựng phim là 10 triệu đồng/ tháng. Trong đó, khoảng lương dao động từ 8 – 13 triệu/ tháng.
Trên đây là những kiến thức sơ lược về ngành dựng phim. Tiếp tục với chuỗi bài viết về ngành dựng phim, kỳ sau, Green Academy sẽ tiếp tục mang đến 8 kỹ năng thiết yếu giúp thành công trong nghề dựng phim. Cùng đón xem bạn nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm một lớp học dựng phim giúp bạn trang bị đủ hành trang vào ngành, khóa học DỰNG PHIM tại Green Academy sẽ là lựa chọn “chuẩn cơm mẹ nấu”. Đặc biệt, khóa học này sẽ giúp bạn:
Và muôn vàn những điều thú vị đang chờ bạn tại lớp học DỰNG PHIM của Green Academy. Liên hệ ngay!
Fanpage: Green Academy Việt Nam
Zalo: GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay
TẠI ĐÂY
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội