Cùng với xu hướng số hóa trong truyền thông và tiếp thị sản phẩm, nhu cầu tìm kiếm những chuyên gia dựng phim chuyên nghiệp ngày càng tăng cao. Vậy nên, nếu bạn có niềm đam mê với công việc làm phim và muốn trở thành chuyên gia dựng phim chuyên nghiệp, đây chính là lúc bạn nên bổ sung thêm 8 kỹ năng cần thiết dưới đây để dễ dàng thành công trong nghề dựng phim.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, khái niệm, công việc và cơ hội nghề nghiệp trong ngành dựng phim, vui lòng tham khảo thêm Dựng phim là gì? 4 giai đoạn của quy trình dựng phim.
Còn bây giờ, cùng Green Academy khám phá xem thử 8 kỹ năng thiết yếu đó là gì bạn nhé!
Kỹ năng đầu tiên mà Film Editor cần phát triển đó là sự chú ý và quản lý từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong quá trình chỉnh sửa video. Họ cần phát hiện ra những lỗi nhỏ nhặt nhất để kịp thời chỉnh sửa. Ngoài ra, trong vai trò là người biên tập video, Film Editor cần có một con mắt tinh tường cả về góc máy, những hiệu ứng đặc biệt cũng như sự liên tục của chuyển động.
Ngoài ra, sự quan sát và chú ý kỹ lưỡng đến từng chi tiết đóng vai trò khá quan trọng trong khâu hiệu ứng làm âm thanh và kỹ thuật ghép nối để đảm bảo sự đồng bộ giữa hai yếu tố âm thanh và hình ảnh.
Làm việc với tư cách là một người biên tập, chỉnh sửa video, chuyên gia dựng phim cần ghi nhớ tất cả sắc thái của nội dung sản phẩm cũng như đảm bảo dòng thời gian trong sản phẩm diễn ra liên tục. Ngoài ra, họ cũng cần ghi nhớ dòng chảy diễn biến cốt truyện sản phẩm cũng như cách sắp xếp các phân đoạn trong video.
Ngoài ra, do dụng ý của đạo diễn cũng như hiệu ứng mong muốn của sản phẩm, một số phân đoạn trong phim sẽ không đi theo trình tự thời gian. Với trường hợp này, Film Editor cần ghi nhớ đầy đủ những yêu cầu và thể hiện đúng, đủ tầm nhìn của đạo diễn.
Một khi dự án đã bước vào công đoạn sản xuất hậu kỳ, công việc của Film Editor sẽ kéo dài cho đến khi xuất ra sản phẩm cuối cùng. Đây là công đoạn chiếm khá nhiều tỉ lệ thời gian của dự án. Và, một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong tiến trình này chính là hiểu và bám sát theo yêu cầu của đạo diễn. Đôi khi, những yêu cầu này có thể có sự xung đột giữa ý kiến của đạo diễn và phương pháp thể hiện của Film Editor. Nếu gặp những trường hợp này, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh, ngay cả trong những tình huống căng thẳng.
Bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cả lời nói và kỹ năng giao tiếp bằng văn bản. Một phần trong thời gian làm việc của mình bạn sẽ phải làm việc với những người khác, bộ phận khác như đạo diễn, nhà đầu tư, quay phim…
Film Editor cũng sẽ dành phần lớn thời gian để đọc và sửa kịch bản. Vậy nên, giao tiếp bằng văn bản cũng là một trong những kỹ năng quan trọng.
Kỹ năng thứ 5 trong 8 kỹ năng cần thiết khi bạn muốn theo đuổi nghề dựng phim chính là lắng nghe tích cực. Lắng nghe ý kiến của đạo diễn và nhà sản xuất, ghi chép lại những điều quan trọng và ứng dụng thích hợp trong quá trình sửa đổi. Ngoài ra, bạn cũng cần biết đặt những câu hỏi thích hợp để không làm tắt “lửa sáng tạo” của người khác.
Làm phim không phải là một công việc với những công đoạn đơn lẻ chỉ gồm 1 người phụ trách và dựng phim chỉ là một phần của những dự án này. Chính vì thế, bên cạnh công việc dựng phim, Film Editor cũng cần biết phối hợp chặt chẽ với đạo diễn, thợ quay phim, người làm âm thanh, người làm các hiệu ứng đặc biệt cũng như nhóm các nhà làm phim khác. Vậy nên, để làm tốt vai trò của mình, họ cần biết dung hòa các mối quan hệ trong công việc và xử lý những mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, người dựng phim cũng cần biết làm việc độc lập những vẫn phải đảm bảo tiến độ của dự án.
Làm phim không phải là công việc cố định bất di bất biến. Tùy theo từng dự án, quy trình dựng phim sẽ được thêm bớt một số bước. Thậm chí, từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc dự án, sẽ có một số vấn đề phát sinh hoặc thay đổi kích bản, điều này sẽ buộc Film Editor cần có đủ sự linh hoạt để đối phó với các vấn đề. sẽ thường xuyên có những thay đổi diễn ra yêu cầu chuyên gia dựng phim phải luôn linh hoạt để đối phó với những vấn đề phát sinh.
Một trong những kỹ năng thiết yếu để bạn phát triển trong làm phim chính là những mối quan hệ với những người trong ngành công nghiệp điện ảnh, dựng phim - kỹ năng xây dựng networking.
Để xây dựng mạng lưới quan hệ cho mình, bạn có thể tham gia các nhóm quay dựng phim trên mạng xã hội, tham dự các diễn đàn, workshop…
Dựng phim là quá trình sử dụng những phần mềm dựng phim chuyên nghiệp kết hợp với khả năng sáng tạo của nhà làm phim để hoàn thiện sản phẩm. Tại khóa học DỰNG PHIM của Green Academy, bên cạnh việc trao cho học viên các kiến thức chuyên ngành cần thiết, Học viện còn có những buổi workshop miễn phí trang bị kỹ năng mềm và những giờ tham quan doanh nghiệp để học viên tiếp cận với quy trình làm việc thực tế.
Để tìm hiểu thêm về khóa học này, vui lòng liên hệ:
Fanpage: Green Academy Việt Nam
Zalo: GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay
TẠI ĐÂY
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội