Sau khi khám phá nghề thiết kế đồ họa từ A đến Z rồi nhân tiện tìm hiểu thêm 9 dạng cơ bản trong ngành thiết kế đồ họa, bạn lỡ “bồ kết” với ngành nghề cực kỳ hấp dẫn này. Tuy vậy, bạn lại đang phân vân liệu mình có đủ tố chất để học thiết kế đồ họa hay không? Vậy thì chần chờ gì nữa mà không khám phá ngay 9 dấu hiệu cho thấy bạn sinh ra để làm Designer.
Có một lưu ý nhỏ khi bạn đọc bài này đó là: nếu bạn sở hữu 5/9 dấu hiệu này, xin chúc mừng bạn, ngành thiết kế đồ họa vô cùng phù hợp với bạn. Tuy nhiên, nếu số lượng này ít hơn thì cũng không sao bạn nhé! Bởi trong ngành thiết kế đồ họa, tố chất nghề nghiệp chỉ là một bước đệm rất nhỏ đưa bạn đến thành công. Phần còn lại chính là sự nỗ lực, cố gắng, không ngừng trau dồi và học hỏi cũng như cập nhật liên tục kiến thức mới.
Bây giờ, hãy tìm hiểu ngay 9 dấu hiệu đó là gì nhé!
Nếu bạn đã biết đến khái niệm ngành thiết kế đồ họa, bạn sẽ hiểu rằng thiết kế đồ họa chính là nghề đặc thù bởi nó có gần với nghệ thuật hơn hẳn những ngành khác. Và nhạy cảm với cái đẹp chính là một trong những đặc trưng của người làm nghệ thuật.
Thử ngay bài test đơn giản dưới đây để xem bạn có sở hữu tố chất này không nhé!
Những người nhạy cảm với cái đẹp khi làm cả ba câu trắc nghiệm trên thường có đáp án nghiêng hẳn về vế đầu tiên. Đơn giản đúng không nào!
Một trong những tố chất để học thiết kế đồ họa chính là khả năng sáng tạo và tìm tòi cái mới. Vậy, bạn có phải là người dễ thích nghi với các tiêu chuẩn mới, nhanh chóng bắt kịp các khoa học kỹ thuật hiện đại hay không? Nếu có thì bạn đang sở hữu tố chất này đấy!
“Ghét ra mặt” những điều rập khuôn, sáo rỗng chính là một trong những biểu hiện của việc thích sáng tạo và tìm tòi cái mới. Dù đó là sự rập khuôn bởi công cụ hay là phương pháp thiết kế. Nếu bạn nghiên cứu cuộc sống của các Designer, bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra điều này.
Designer rất thích sáng tạo, bay bổng và tìm tòi cái mới. Tuy nhiên, có thể cảm hứng của họ quá bay bổng để giữ lại trong một thời gian dài nên họ cũng rất dễ quên đi những ý tưởng đó. Chưa kể, đôi khi cảm hứng chỉ đến một cách bất chợt mà thôi. Chính vì thế, việc luôn mang theo một cuốn sổ tay bên mình đã trở thành luật bất thành văn với dân thiết kế.
Hầu hết các designer đều làm việc vào ban đêm. Điều này không có nghĩa rằng họ không thể làm việc vào ban ngày. Thế nhưng, khi màn đêm buông xuống lại là thời điểm tế bào sáng tạo của họ làm việc nhiều nhất. Có thể, sự yên tĩnh của màn đêm và cũng như cảnh vật huyền ảo là chất xúc tác cho sáng tạo và cảm xúc thăng hoa trong thiết kế.
Thiết kế là sự tổng hòa giữa sự sáng tạo và tư duy thiết kế với các công cụ để truyền tải thông điệp đến mọi người. Quá trình sáng tạo phức tạp, đích đến cuối cùng là tác động vào cảm xúc của người thưởng thức. Vậy nên, sản phẩm thiết kế đòi hỏi phải hoàn hảo trong từng chi tiết. Đây cũng là lý do vì sao designer là những người cầu toàn. Họ dành sự quan tâm cho những chi tiết nhỏ nhất và đôi khi vô tình đặt ra cho mình quá nhiều tiêu chuẩn trong thiết kế.
Vậy nên, nếu bạn đang khó chịu với sự cầu toàn thái quá của mình thì cũng đừng buồn nhé! Khi bạn gia nhập vào ngành thiết kế đồ họa, đó chính là một trong những vũ khí bí mật giúp bạn thành công.
Thói quen lựa chọn sản phẩm dựa trên mẫu mã, bao bì
Mỗi lần mua sắm, bạn có thường xuyên gặp phải những vấn đề này:
Nếu câu trả lời là có: chúc mừng bạn, bạn vừa sở hữu thêm 1 trong những tố chất để học thiết kế đồ họa.
Lòng yêu cái đẹp thì ai cũng có. Tuy nhiên, với Designer, họ lúc nào cũng bị mê hoặc bởi cái đẹp và nghệ thuật. Điều này tác động không nhỏ đến quyết định mua của họ. Một trong những biểu hiện dễ nhận ra nhất chính là thói quen lựa chọn sản phẩm dựa trên bao bì, mẫu mã.
Một người bình thường khi gọi tên màu sắc, người ta chỉ “chỉ mặt gọi tên” với những màu cơ bản như tím, đỏ, vàng, xanh…. Tuy nhiên, một số người sở hữu tố chất để học thiết kế đồ họa thường có thói quen chia nhỏ màu sắc ra thành rất nhiều cấp độ. Chẳng hạn khi miêu tả về màu xanh, đó không phải là màu xanh thông thường nữa. Các Designer thường cụ thể hóa thành những cấp độ màu sắc như: xanh lá mạ, xanh đọt chuối, xanh dạ quang, xanh nước biển, xanh da trời… Thỉnh thoảng, họ còn phân tích luôn cho bạn bè cách pha màu để tạo ra cấp độc màu mà họ đang mô tả.
Trong xã hội hiện đại, thay vì sử dụng các món đồ được sản xuất hàng loạt, nhiều người lại có xu hướng tìm về lối sống xanh và các đồ vật làm thủ công mà chúng ta thường gọi là handmade. Từ đồ ăn handmade, đồ mỹ nghệ handmade đến đồ trang trí handmade… Với Designer, handmade là cả một vũ trụ để họ thỏa sức sáng tạo những cái mới. Cũng chính nhờ sự khéo léo, sáng tạo, óc tưởng tượng cùng khả năng tìm tòi những cái mới… làm đồ handmade chính là một trong những niềm yêu thích vô hạn với các Designer.
Vậy, bạn có phải là fan cuồng làm đồ handmade? Nếu câu trả lời là có, vậy thì bạn nên cân nhắc đến ngành thiết kế đồ họa và lập kế hoạch tìm kiếm cho mình
khóa học thiết kế đồ họa
đi bạn nhé! Bởi bạn đang sở hữu những tố chất siêu tuyệt vời để trở thành một designer chính hiệu.
Thói quen thích nhận xét và phân tích các mẫu thiết kế đôi lúc dễ gây cho bạn một số rắc rối nhưng lại là một tố chât để học thiết kế đồ họa. Cho dù đó là những thiết kế tĩnh như biển quảng cáo, standee, banner hay các thiết kế 3D như nhân vật hoạt hình, bối cảnh game… Biểu hiện dễ nhận thấy của tố chất này là bạn thường “bật” lên suy nghĩ: “gặp mình thì mình sẽ…” bất cứ lúc nào bạn vô tình gặp một mẫu thiết kế.
Nếu bạn có thói quen này. Green Academy xin chúc mừng bạn. Bởi bạn chính là nhân tố tiền ẩn mà giới thiết kế đồ họa chưa kịp khai phá.
Bạn sở hữu bao nhiêu dấu hiệu trên đây? Comment liền cho Green Academy biết ngay nhé! Và, cũng như đã nói từ ban đầu, việc bạn có nhiều hay ít tố chất để học thiết kế đồ họa không phải là điều quan trọng nhất. Bởi, trên con đường trở thành Designer chuyên nghiệp, bên cạnh việc sở hữu tố chất và nỗ lực không ngừng thì việc lựa chọn lộ trình học tập phù hợp cũng quan trọng không kém. Hiện nay, lớp thiết kế đồ họa tại Green Academy đang được xây dựng theo hướng giúp học viên rèn luyện cả
tư duy thiết kế
và kỹ năng sử dụng
phần mềm.
Đặc biệt, bạn không cần phải vẽ đẹp vẫn dư sức trở thành
chuyên viên thiết kế đồ họa
chỉ sau từ 6 – 9 tháng học. Bởi bạn sẽ được:
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Fanpage:
Green Academy Việt Nam
Zalo:
GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay TẠI ĐÂY
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội