Ngành thiết kế đồ họa có bao nhiêu dạng cơ bản? Một số người cho rằng thiết kế đồ họa chỉ là làm logo, brochure, poster, banner… Một số khác lại thấy quá nhiều ngành rất giống với định nghĩa thiết kế đồ họa, vậy nên không thể phân biệt nó có thuộc ngành thiết kế đồ họa hay không? Hãy để Green Academy giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này bằng việc đi khám phá 9 dạng cơ bản trong ngành thiết kế đồ họa nhé!
Và tất nhiên, trước khi khám phá 9 dạng cơ bản của ngành thiết kế đồ họa, đừng quên dành ít phút để
Khám phá nghề thiết kế đồ họa từ A đến Z
nhé!
Có thể xem thương hiệu chính là tiếng nói, hình ảnh, cá tính, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Chính vì vậy, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình truyền thông của doanh nghiệp.
Logo, kiểu chữ, màu sắc chính là ba yếu tố cơ bản làm nên bản sắc cho bộ nhận diện thương hiệu. 3 yếu tố này cũng là nền tảng chủ đạo cho các sản phẩm thiết kế đồ họa cho doanh nghiệp sau này.
Chính vì vậy, người thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ngoài kiến thức chung về ngành đồ họa cũng cần có đam mê nghiên cứu các ngành nghề khác cũng như xu hướng và đối thủ cạnh tranh để hiểu hơn về thương hiệu.
Bao bì tạo ra ấn tượng đầu tiên của khách hàng về sản phẩm. Mẫu bao bì chính là thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải về thương hiệu.
Bao bì còn là yếu tố tiếp xúc đầu tiên làm khách hàng quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Vậy nên, không ngoa khi nói rằng một mẫu bao bì tốt có thể giúp tăng doanh số sản phẩm và doanh thu cho doanh nghiệp. Trong lịch sử ngành hàng, câu chuyện Coca – Cola lựa chọn vỏ lon màu đỏ thay cho màu truyền thống của mình trong khi Pepsi vẫn giữ nguyên mẫu mã. Kết quả là Coca – Cola đã dẫn trước thị phần ở Trung Quốc so với Pepsi mặc dù Pepsi thắng thế ở những thị trường khác.
Giữa bao bì và thương hiệu cũng có một mối quan hệ rất mật thiết. Vì vậy, người thiết kế bao bì phải bám sát tổng thể bộ nhận diện thương hiệu nhằm đảm bảo sự liên kết, tính linh động cũng như dễ dàng vận chuyển sản phẩm.
Sách, tạp chí, danh mục, báo chí và các phương tiện in ấn hữu hình là những đối tượng làm việc của các chuyên gia thiết kế đồ họa mảng xuất bản và in ấn. Công việc của các designer trong lĩnh vực này chính là thiết kế chữ, sử dụng hình ảnh minh họa, bố cục, bìa, kerning (không gian giữa chữ và kí tự), leading (không gian giữa các dòng)…
Ngoài công việc liên quan đến chuyên môn, các nhà thiết kế xuất bản và in ấn cũng cần hiểu rõ về quy trình quản lý màu, in ấn, xuất bản kỹ thuật số. Ngoài ra, họ phải làm việc với các biên tập viên và nhà xuất bản.
Nếu bạn đang nghĩ thiết kế đồ họa chỉ tạo ra những tờ leaflet, flyer, namecard, poster, banner, standee… thế thì bạn đang có sự nhầm lẫn khá lớn đấy. Thật ra, những ấn phẩm này chỉ là 1 trong 9 dạng của thiết kế đồ họa – thiết kế quảng cáo và tiếp thị.
Các chuyên gia thiết kế đồ họa tiếp thị và quảng cáo thường làm việc với bộ phận marketing để bám sát định hướng hiện tại của doanh nghiệp, mục tiêu, tính chất sản phẩm, sự kiện, insight khách hàng mục tiêu… trước khi tạo ra một bản thiết kế phù hợp.
Thiết kế không gian là công việc giúp kết nối trực quan giữa con người và nơi làm việc nhằm cải thiện các trải nghiệm không gian.
Đây là dạng thiết kế kết hợp giữa đồ họa, kiến trúc, nội thất cảnh quan và công nghiệp. Vậy nên, các chuyên gia trong lĩnh vực này ngoài chuyên môn về ngành thiết kế đồ họa còn cần những kinh nghiệm về mặt kiến trúc và nội thất.
Thiết kế giao diện người dùng (User Interface – UI) giúp tạo ra giao diện cho phần mềm, website, ứng dụng… sao cho hấp dẫn và thân thiện với người sử dụng.
Các chuyên gia thiết kế giao diện người dùng không làm việc độc lập. Đó là lý do vì sao chúng ta thường nghe đến cụm từ thiết kế UX UI. UX và UI chính là cặp bài trùng với nhau. Nếu thiết kế UI phụ trách về giao diện thì thiết kế UX lại “cân” phần trải nghiệm người dùng. Để tạo ra một trang web chất lượng, họ cần phối hợp với UX designer (người thiết kế trải nghiệm người dùng) và web Developer (lập trình web).
Bên cạnh việc thành thạo các phần mềm và kỹ năng thiết kế, họ cũng cần có kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript.
Nếu bạn là người yêu thích ngành sáng tạo, hình ảnh, bố cục và sự chuyển động, phim hoạt hình hoặc truyền thông đa phương tiện… thiết kế chuyển động chính là lĩnh vực phù hợp nhất với bạn.
Thiết kế chuyển động bao gồm việc tạo ra âm thanh, video, hình ảnh, kiểu chữ, hoạt ảnh và các hiệu ứng khác. Các sản phẩm của ngành này được sử dụng trên truyền hình, phim ảnh và các phương tiện truyền thông trực tuyến.
Để theo đuổi sự nghiệp trong ngành thiết kế chuyển động, bạn cần trang bị kỹ năng kỹ thuật số, kiến thức vững chắc về code, mô hình 3D và marketing…
Vài năm trở lại đây, thiết kế minh họa đang dần lên ngôi bất chấp sự thật rằng đây không phải là kiểu thiết kế đồ họa kỹ thuật. Tuy nhiên, ứng dụng của thiết kế minh họa ngày càng mở rộng trên sách, báo, tạp chí, phim, trò chơi điện tử…
Ngày nay, nhiều thương hiệu đã và đang lựa chọn thiết kế minh họa như là một trong các phương tiện truyền tải thông điệp sản phẩm. Chính vì vậy, nếu bạn lựa chọn gia nhập ngành thiết kế minh họa, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp.
Chắc chẳn bạn đã quá quen thuộc với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu hoặc cá tính trên chiếc áo phông đúng không nào? Với mọi người, đây chỉ là phần tạo nên cá tính cho trang phục. Thế nhưng, nó lại là công việc thường nhật của các chuyên gia thiết kế họa tiết trang phục.
Ngày nay, trang phục không chỉ đóng vai trò che chắn và giữ ấm mà còn thể hiện phong cách và cá tính của người mặt. Thế nên việc sử dụng các loại trang phục kiểu này cũng trở nên phổ biến hơn. Điều này giúp cho các designer thiết kế họa tiết trang phục “ăn nên làm ra”. Thế nhưng, thị hiếu người dùng trong ngành này lại thay đổi khá nhanh chóng. Vậy nên, ngoài kỹ năng thiết kế, dân thiết kế họa tiết trang phục cũng cần bắt kịp “trend” và gu. Nhất là các sản phẩm hướng đến đối tượng giới trẻ, tuổi teen.
Trên đây là 9 dạng cơ bản nhất trong ngành thiết kế đồ họa. Và, như bạn thấy đấy, thiết kế đồ họa có vô vàn lĩnh vực để bạn lựa chọn. Bạn cũng đừng lo về vấn đề công việc và mức lương bởi đây là một trong những ngành hiện đang khát nhân lực cũng như có mức lương khá hấp dẫn (xem thêm:
Khám phá nghề thiết kế đồ họa từ A đến Z). Còn nếu bạn đang lăn tăn không biết mình có đủ tố chất để theo đuổi nghề này không, vậy thì khám phá ngay
9 dấu hiệu
cho thấy bạn được sinh ra để làm designer. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là dù bạn có nhiều hay ít tố chất để theo đuổi ngành này, việc chọn cho mình
KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
phù hợp vẫn là chìa khóa rất quan trọng để bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp.
Và nếu bạn vẫn lăn tăn học thiết kế đồ họa ở Green Academy có tốt không? Hãy để Green Academy bật mí cho bạn một vài “đặc quyền VIP” mà bạn sẽ tận hưởng nhé!
Và muôn vàn những điều “siêu thú vị” đang chờ bạn khám phá tại lớp học Thiết kế đồ họa 2D. Liên hệ ngay với Green Academy qua:
Fanpage:
Green Academy Việt Nam
Zalo:
GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay TẠI ĐÂY
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội