Vậy là chúng ta đã lật mở 20 chân dung Designer nổi tiếng đã cống hiến cho sự phát triển của ngành thiết kế đồ họa. Đó là những Designer hoạt động trong nhiều lĩnh vực: thiết kế kiểu chữ, tạp chí, bìa album, poster chính trị… Trong kỳ cuối, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 10 chân dung còn lại của những nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng mọi thời đại bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem lại 30 nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng thế giới mà Green Academy đã đề cập ở những phần trước:
Muriel Cooper (sinh 1925, mất 26/05/1994) là một nhà thiết kế đồ họa tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là người đi tiên trong trong lĩnh vực đồ họa máy tính. Trong suốt chiều dài sự nghiệp, Muriel Cooper đã tạo ra những chiều sâu thị giác, sự chuyển động, sự thay đổi kích thước và tiêu điểm… bằng việc sử dụng máy tính để tạo ra các sản phẩm thiết kế. Đây là điều trước đó chưa từng có ai làm.
Những thiết kế này của Muriel Cooper đã giúp định hình cho ngành thiết kế kỹ thuật số hiện đại.
Lucian Bernhard (sinh 15/03/1883, mất 29/05/1972) được xem là bậc thầy của chủ nghĩa tối giản. Vào thời điểm mà phong cách Nghệ thuật Mới (art nouveau) đang đạt đến đỉnh cao thì Lucian Bernhard lại tạo ra một con đường hoàn toàn mới - tối giản hơn, thu hút hơn. Điển hình cho phong cách này là những mẫu quảng cáo sử dụng những tone màu sắc cơ bản, chỉ bao gồm một hình minh họa và logo đơn giản và không chứa bất kỳ slogan nào. Những thiết kế của Lucian Bernhard đã nhen nhóm lên sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tối giản sau này.
Otl Aicher (sinh 15/03/1922, mất 01/09/1991) là một nhà thiết kế đồ họa và thiết kế kiểu chữ người Đức. Ông được biết qua bộ hình tượng đại diện cho Thế vận hội Mùa hè năm 1972. Để tạo ra bộ hình tượng này, Aicher đã sử dụng các ký tự hình tượng, màu sắc rực rỡ và hệ thống lưới. Ngày nay, những biểu tượng này là cảm hứng cho các biển báo công cộng.
Erik Nitsche (sinh 07/09/1908, mất 14/11/1998) là người tiên phong trong lĩnh vực thiết kế sách, in ấn và các bảng báo cáo thường niên. Trong suốt 60 năm sự nghiệp, Erik Nitsche đã tạo ra ảnh hưởng lớn lên giới thiết kế đồ họa trên khắp thế giới.
Erik Nitsche tạo các sản phẩm thiết kế và xây dựng thương hiệu bằng sự tinh tế của chủ nghĩa thiết kế hiện đại. Những ảnh hưởng từ công việc của Erik Nitsche, một xu hướng thiết kế hiện đại đã xuất hiện sau đó.
Neville Brody (sinh 23/04/1957) là nhà thiết kế đồ họa trong lĩnh vực thiết kế báo, tạp chí, quảng cáo, bìa album và thiết kế bao bì vào những năm 1980. Bằng cách phá vỡ các quy luật có sẵn, Neville Brody đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành in ấn.
Brody đã lồng ghép những cảm hứng theo phong cách punk vào các thiết kế của mình. Điều này giúp sản phẩm của ông trở nên mạnh mẽ, độc đáo và tác động mạnh mẽ lên ngành thiết kế đồ họa cho đến tận ngày nay.
Ivan Chermayeff (sinh 1932, mất 03/12/2017) được xem là một trong những nhà thiết kế logo huyền thoại. Trong suốt chiều dài sự nghiệp của mình, Ivan Chermayeff đã tạo ra một loạt các logo nổi tiếng như logo của NBC, logo hình quả địa cầu màu xanh của Pan-Am...
Thế nhưng, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất mà Ivan Chermayeff mang lại cho cộng đồng Designer có lẽ là trào lưu thiết kế logo bằng các khối hình trừu tượng thay vì kiểu thiết kế dạng chữ vẫn đang thịnh hành trước đó.
Adrian Frutiger (sinh 24/05/1928, mất 10/09/2015) là một nhà thiết kế kiểu chữ người Thụy Sĩ và là người có ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật chữ số trong nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Adrian Frutiger ghi dấu ấn của mình bằng 2 font chữ nổi tiếng - Univers và Frutiger.
Trong suốt chiều dài sự nghiệp, Frutiger thường nhắc đến sự cần thiết của những font chữ đẹp và dễ đọc. Và để thể hiện quan điểm này, ông đã tạo ra hơn 30 font chữ ứng dụng phổ biến. Nhiều trong số đó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Bradbury Thompson (sinh 25/03/1911, mất 01/11/1995) là một bậc thầy về thiết kế tổng thể và là tên tuổi lớn trong giới thiết kế đồ họa.
Bằng cách thay đổi giới hạn của trang in, xếp lớp, cắt dán, thử nghiệm với nhiếp ảnh, màu sắc và kiểu chữ... Thompson đã tạo ra những thiết kế độc đáo, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ Designer.
Peter Saville (sinh 09/10/1955) là một nhà chỉ đạo nghệ thuật và nhà thiết kế đồ họa. Ông được biết đến qua những bản thu âm và bìa album của Factory Records – nơi ông làm giám đốc nghệ thuật.
Tác phẩm của Saville bao gồm các bìa đĩa của các nhóm nhạc nổi tiếng: Joy Division, New Order, Roxy Music cùng nhiều tên tuổi nổi tiếng khác của làng âm nhạc.
Phong cách biểu cảm táo tạo trong những thiết kế của Saville đã giúp thiết lập một tiêu chuẩn mới trong việc đánh giá các thiết kế bìa album.
Wolfgang Weingart (sinh năm 1941) là một nhà thiết kế đồ họa và là nhà thiết kế kiểu chữ nổi tiếng thế giới. Táo bạo, mạnh mẽ, sử dụng chữ không chân,… đã biến những tác phẩm của Weingart mang đậm dấu ấn của phong cách thiết kế Thụy Sĩ.
Trong quá trình giảng dạy tại Schule für Gestaltung Basel, Weingart cùng các sinh viên của mình đã tạo ra phương pháp thực nghiệm và tiếp cận typography - một phương pháp thiết kế có tầm ảnh hưởng rộng lên toàn giới thiết kế đồ họa sau này.
Với vai trò là một giảng viên, cách tiếp cận thiết kế mang tính thực nghiệm của Weingart đã ảnh hưởng trực tiếp đến một thế hệ các nhà thiết kế kiểu chữ tiếp theo.
Ngành thiết kế đồ họa đã, đang và sẽ phát triển không ngừng nhờ vào sự cống hiến của vô số những Designer chuyên nghiệp. Vậy nên, danh sách 40 nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng nhất mọi thời đại này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong lịch sử ngành thiết kế mà bạn sẽ cần mất thêm rất nhiều thời gian nữa để tìm hiểu nó.
Ngoài ra, Green Academy muốn gửi lời cảm ơn chân thành vì bạn đã đồng hành cùng học viện trong suốt chuỗi series 4 kỳ “40 nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng nhất mọi thời đại”. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều bài viết thú vị mà học viện muốn gửi đến bạn. Cùng chờ đón những bài viết tiếp theo trong Blog thiết kế bạn nhé!
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội