Ngược dòng lịch sử phát triển ngành thiết kế đồ họa, chúng ta đã lật mở 20 chân dung Designer nổi tiếng đã cống hiến cho sự phát triển của ngành. Trong kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 10 nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng mọi thời đại tiếp theo bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem lại những phần trước ở liên kết bên dưới:
Seymour Chwast (sinh 18/08/1931) là một trong những nhà thiết kế đồ họa theo phong cách Thiết kế Thụy Sĩ. Ông được xem là người định hình ngành thiết kế và minh họa đương đại. Các thiết kế của Chwast thể hiện phong cách biểu cảm, tính biểu tượng mạnh mẽ. Ngoài ra, Seymour Chwast cũng thay đổi cách tiếp cận thiết kế theo hướng khá độc đáo và mới mẻ: sử dụng kiến thức và vận dụng những phong cách, tiêu chuẩn đã qua.
Cách tiếp cận độc đáo của Chwast đã mang đến những tác động lâu dài đến ngành thiết kế đồ họa.
Chip Kidd (sinh 12/09/1964) là nhà thiết kế đồ họa đương đại chuyên về lĩnh vực minh họa bìa sách. Ông là người tạo ra cuộc cách mạng trong ngành in ấn và xuất bản.
Thể hiện câu chuyện một cách trực quan, sinh động thông qua ngôn ngữ hình ảnh đã giúp biến phương pháp thiết kế của Chip Kidd trở nên khác biệt. Chính lối suy nghĩ này đã giúp cho những thiết kế của ông trở nên khác biệt, đáng nhớ và mang đến những ảnh hưởng mạnh mẽ cho các thế hệ Designer sau này.
Alexey Brodovich (sinh năm 1898, mất 15/04/1971) là người tiên phong mang các xu hướng thiết kế từ Châu Âu đến nước Mỹ trong thập niên 1920. Những đóng góp của Brodovich đã cho ra đời một thế hệ thiết kế đồ họa đương đại.
Tuy nhiên, xu hướng thiết kế đến từ Châu Âu không phải là điều duy nhất mà ông mang đến cho nước Mỹ. Trong nhiều năm liền, ông đã liên tục thử nghiệm các xu thế mới trong nhiếp ảnh, typography, thiết kế bố cục… tác động mạnh mẽ lên ngành thiết kế báo và tạp chí, giúp ngành này bước lên một nấc thang mới.
Herb Lubalin (sinh 1918, mất 1981) là một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thiết kế Typography. Những thiết kế của Herb Lubalin giúp biến đổi và nâng cao các thông điệp thể hiện bằng văn bản theo những cách mà công việc viết quảng cáo đơn giản không thể nào thực hiện được.
Các ngôn ngữ hình ảnh, chơi chữ… trong những thiết kế của Lubalin đã để lại dấu ấn đậm nét trong ngành thiết kế đồ họa.
Max Miedinger (sinh 24/12/1910, mất 08/03/1980) là một nhà thiết kế kiểu chữ người Thụy Sĩ. Ông là cha đẻ của font chữ nổi tiếng nhất thế giới – Helvetica (tên gọi trước đây là Neue Haas Grotesk).
Bản thân Helvetica cũng chính là hình mẫu của phong cách Thiết kế Thụy Sĩ – không chân, rõ ràng, dễ đọc, linh hoạt… Nhờ đó, kiểu chữ này dần trở nên phổ biến và được nhiều Designer ưa chuộng sử dụng.
Ngoài ra, những đóng góp của Max Miedinger cũng góp phần vào việc định hình và phát triển phong cách thiết kế Thụy Sĩ.
April Greiman (sinh 22/03/1948) là một trong những nhà thiết kế đồ họa đưa “graphic” vào ngành thiết kế đồ họa. Trong suốt những năm 1980, Greiman liên tục khuyến khích Designer chấp nhận và ứng dụng công nghệ vào các ngành nghệ thuật nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng.
Trước April Greiman, máy tính chỉ được xem là những công cụ giúp xử lý thông tin. Thế nhưng, dưới sự nỗ lực của những người tiên phong như Greiman, ngành công nghiệp thiết kế đồ họa đã bước sang một trang mới.
Bên cạnh April Greiman, John Maeda (sinh năm 1966) cũng được xem là một trong những nhà thiết kế đồ họa tiên phong ứng dụng công nghệ máy tính vào ngành thiết kế đồ họa.
Maeda đã khám phá ra ranh giới của mọi phương tiện mà ông sử dụng (kể cả các phương tiện kỹ thuật số và tín hiệu tương tự). Những khám phá này đã đặt nền tảng cho sự phát triển của ngành thiết kế đồ họa chuyển động (motion graphic).
El Lissitzky (sinh 23/11/1890, mất 30/12/1941) là một nhà thiết kế người Nga nổi tiếng với những Poster tuyên truyền chính trị. Hình dạng và màu sắc được cách điệu để tạo ra những ngôn ngữ hình ảnh mạnh mẽ chính là những điểm nổi bật trong thiết kế của El Lissitzky.
Bên cạnh những sản phẩm đồ họa mang hơi hướng chính trị, El Lissitzky cũng là người có tác động lớn đến sự phát triển của Bauhaus – ngôi trường chuyên đào tạo những nhà thiết kế đồ họa và là cái nôi của nhiều xu hướng thiết kế hiện đại.
Nhìn chung, những đóng góp của Lissitzky đã tạo ra một chuỗi hiệu ứng domino khổng lồ mà đích đến là sự hành thành của nhiều phương pháp thiết kế đương đại.
Ladislav Sutnar (sinh 09/11/1897, mất 13/11/1976) là một nhà thiết kế thông tin. Công việc của Sutnar chính là việc sử dụng những sản phẩm thiết kế thông minh để giúp người dùng tiếp nhận thông tin dễ dàng, dễ hiểu hơn.
Hạn chế sử dụng màu và bảng màu là một trong những kỹ thuật được Sutnar sử dụng thường xuyên. Nó đã giúp cho những thiết kế của Sutnar trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn. Cho đến tận ngày nay, nhiều Designer vẫn thường xuyên sử dụng kỹ thuật này.
Alvin Lustig (sinh 08/02/1915, mất 05/12/1955) là một nhà thiết kế sách, nhà thiết kế đồ họa và nhà thiết kế kiểu chữ người Mỹ. Ông là người đã thay đổi hoàn toàn cách thiết kế truyền thống. Trước Alvin Lustig, tóm tắt toàn bộ nội dung của quyển sách là cách trình bày trang bìa phổ biến nhất . Vậy nhưng, Alvin Lustig lại chọn một cách tiếp cận hoàn toàn mới “suggest, don’t tell” (chỉ gợi ý, không trình bày). Trước hết, Alvin Lustig sẽ đọc toàn bộ quyển sách để nắm bắt nhịp điệu của văn bản. Tiếp theo, ông mới bắt tay vào công việc thiết kế.
Cách tiếp cận và thiết kế bìa sách này vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong ngành xuất bản cho đến tận ngày nay.
Vậy là chúng ta đã đi được ¾ chặng đường rồi. Đừng quên follow website Green Academy để biết 10 nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng còn lại là gì trong kì cuối của chuỗi series bạn nhé!
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội