LẬP TRÌNH FULLSTACK – CÔNG VIỆC NGHÌN ĐÔ
Fullstack developer là một trong những vị trí công việc có mức lương cao nhất ngành IT hiện nay. Vậy, bạn đã biết gì về mảng lập trình Fullstack này chưa? Hãy cùng Green Academy khám phá một trong những công việc thú vị và đa năng nhất hiện nay nhé!
Lập trình Fullstack là gì?
Nếu bạn đang tìm kiếm một người làm lập trình web đa-zi-năng, có thể phụ trách cả phần mềm máy khách và máy chủ. Vậy thì đích thị bạn đang tìm kiếm một Fullstack developer. Vì sao vậy? Bởi các lập trình viên Fullstack vừa là chuyên gia trong lĩnh vực Front-end (thiết kế UI/UX, Flow) và back-end (máy chủ, cơ sở dữ liệu, API…). Vậy nên, sẽ không ngoa khi nói rằng lập trình viên Fullstack chính là linh hồn của dự án.
Trong một số trường hợp, Fullstack developer còn là người làm việc trung gian với khách hàng. Vậy nên, không có gì quá bất ngờ khi họ vừa có kỹ năng lập trình, lại vừa thông thạo các chiến lược kinh doanh và trải nghiệm người dùng (UX).
Vai trò của lập trình viên Fullstack
Một trong những điều thú vị nhất khi làm lập trình web hoặc Fullstack developer chính công việc hàng ngày của bạn sẽ thường xuyên thay đổi. Bởi, về cơ bản, các lập trình viên Fullstack chính là đầu tàu của dự án, họ liên tục phải chuyển đổi giữa Frontend và Backend.
Chính vì vậy, lập trình viên Fullstack cần phải liên tục cập nhật kỹ năng, kiến thức, các công cụ, kỹ thuật và các xu hướng lập trình mới. . Ngoài ra, họ còn phải thường xuyên cập nhật các công cụ, kỹ thuật và xu hướng lập trình mới. Vậy nên, nếu bạn là người thích học hỏi và đang muốn học lập trình web, đừng bỏ qua lập trình Fullstack – mảng lập trình đáng giá nghìn đô.
Bảng mô tả công việc của những người Đa-zi-năng
Mặc dù lập trình viên Fullstack có thể làm việc trên cả Frontend và Backend, tuy nhiên, kỹ năng xử lý frontend của họ chưa chắc đã bằng một Frontend developer. Bù lại, họ có sự hiểu biết rộng rãi về tất cả các phần khác nhau của dự án cũng như khả năng xử lý các vấn đề phát sinh. Tùy thuộc vào từng môi trường làm việc và từng dự án khác nhau, công việc của Fullstack developer cũng có đôi chút khác nhau. Tuy vậy, phần lớn bảng mô tả công việc của học đều sẽ tập trung vào các trách nhiệm cốt lõi sau:
- Lập trình cấu trúc website với giao diện người dùng trực quan, sinh động. Chuyển đổi các Mock-up và Wireframes thiết kế thành những dòng code tương ứng.
- Thiết kế tương tác (Interactions Design) trên các trang web.
- Lập trình cơ sở dữ liệu, các ứng dụng (App), máy chủ (Server) để hỗ trợ phần backend của trang web.
- Đảm bảo tối ưu hóa trên các thiết bị di động.
- Thiết kế và lập trình cấu trúc dữ liệu RESTful, giao diện lập trình ứng dụng API.
- Theo dõi để nắm bắt kịp thời các xu hướng sử dụng ngôn ngữ và ứng dụng lập trình.
- Lập các chiến lược định hướng tổ chức trên những nền tảng công nghệ mới nổi. Đồng thời, trình bày các định hướng này cho các bên liên quan.
- Cập nhật và cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp tiếp cận, cấu trúc và phần mềm tiên tiến.
- Đảm bảo các yếu tố: bảo mật, hiệu suất, bảo trì, mở rộng, sử dụng… khi xây dựng các giải pháp.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về: công cụ, kỹ thuật lập trình, thiết bị máy tính…
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Bạn thấy đấy, lập trình viên Fullstack có một danh sách dài những công việc cần thực hiện. Vậy nên, nếu bạn tham gia vào mảng lập trình web, có thể bạn đang thắc mắc mình nên học gì để trở thành Fullstack developer? Để Green Academy giải đáp một số thắc mắc cơ bản cho bạn nhé:
- Kiến thức về: server (máy chủ), network (mạng), hosting (dịch vụ lưu trữ web); tích hợp hệ thống, lưu trữ đám mây và tài nguyên mạng; các mô hình ứng dụng cũng như hạn chế của phần cứng…
- Kỹ năng thao tác với data modeling (mô hình hóa dữ liệu) để tạo các mô hình chuẩn, hợp lý và hoàn chỉnh với các chỉ mục, bảng tra cứu, chế độ xem…
- Kỹ năng thao tác với các API và mô hình MVC. Chẳng hạn như hiểu các phương thức vận hành của dữ liệu, sử dụng framework (khung) và viết các giao diện phần mềm một cách rõ ràng và đơn giản.
- Các phương pháp tạo nên các bố cục hợp lý, trực quan bằng việc phối hợp giữa các nhà thiết kế UI/UX và thiết kế web với HTML, CSS, JavaScript…
- Kỹ năng thiết kế UX – tạo ra trải nghiệm người dùng.
- Kỹ năng làm việc với khách hàng và doanh nghiệp: nắm bắt những vấn đề phát sinh khi khách hàng sử dụng phần mềm và làm việc với nhóm để giải quyết những vấn đề này.
Ngoài ra, khả năng tư duy và logic để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng là một phần không thể thiếu mà lập trình viên Fullstack cần trang bị. Vì họ cũng cần ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hiển thị cho trang web hoặc ứng dụng di động.
Lập trình Fullstack – công việc nghìn đô
Fullstack developer là một trong những vị trí có mức lương cao nhất ngành IT.
Theo khảo sát của Robert Walters – một công ty chuyên về tuyển dụng có trụ sở chính tại London, mức lương của Fullstack Developer tại Việt Nam dao động từ 30.000 đến 48.000 USD/năm. Trong một khảo sát khác vào tháng 4 năm 2020 của công ty tuyển dụng và tư vấn nhân sự Adecco, lương của kỹ sư phần mềm tại Việt Nam rơi vào khoảng 50 – 75 triệu đồng/ tháng cho mức kinh nghiệm từ 3 -5 năm.
Cập nhật đến 23/02/2021 trên trang việc làm Vietnamworks, mức lương trung bình cho vị trí Fullstack developer rơi vào ngưỡng từ 1.380 đến 1.650 USD/tháng. Trong đó, cấp bậc mới tốt nghiệp là 640 USD, 1.312 USD cho cấp bậc nhân viên và cấp bậc trưởng phòng là 1.993 USD.
Lập trình Fullstack – đối tượng vàng của làng tuyển dụng IT
Xu hướng chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ là sử dụng nguồn nhân lực đa năng để cắt giảm nhân sự, đồng thời giảm giá thành. Vậy nên, trong ngành lập trình, lập trình viên Fullstack chính là đối tượng mà nhiều nhà tuyển dụng nhắm đến. Bên cạnh đó, còn rất nhiều lý do giúp Fullstack developer trở thành một ngôi sao sáng trong làng IT. Đó là:
- Nhờ sự hiểu biết sâu rộng và sự đồng bộ về mặt kỹ năng, Fullstack developer có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo sự hoạt động trơn tru của hệ thống.
- Giảm đáng kể thời gian và chi phí kỹ thuật cho việc giao tiếp nhóm cũng như dễ dàng cung cấp sự trợ giúp đáng kể cho các thành viên trong nhóm.
- Giúp công ty tiết kiệm nhân sự, cơ sở hạ tầng và chi phí hoạt động nhờ việc đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
Nhu cầu tuyển dụng Fullstack developer chưa bao giờ hết hot, nhất là tại các công ty start-up. Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên cũng tăng dần qua mỗi năm. Theo báo cáo của Vietnamwork, chỉ sau 1 thập kỷ (từ 2010 – 2020) nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần. Thế nên, bất chấp các ngành nghề khác đang bão hòa, sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái nghề… lập trình viên lại trở thành đối tượng được săn đón.
Kết luận:
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về mảng lập trình Fullstack ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn học lập trình web, bạn có thể tham khảo khóa học TRÌNH FULLSTACK – khóa học giúp hàng ngàn học viên tại Green Academy gia nhập ngành lập trình chuyên nghiệp chỉ từ con số 0.
Với 26 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình, học viện Green Academy là lựa chọn hàng đầu cho những ai đang mong muốn trở thành LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ. Đặc biệt, đây là khóa học:
- Lập trình dành cho mọi đối tượng, không yêu cầu bằng cấp 3 hay đại học.
- Hoàn thành chỉ sau 8 - 12 tháng.
- Học thực hành toàn phần trên máy tính, lớp học tối đa 15 học viên.
- Hỗ trợ công việc sau khi hoàn thành khóa học.
- Khung giờ học đa dạng (sáng, trưa, chiều, tối) cho bạn lựa chọn.
Tìm hiểu thêm tại:
Fanpage: Green Academy Việt Nam
Zalo: GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay
TẠI ĐÂY
New Paragraph