Bạn đặt ra mục tiêu trở thành Full stack sau khi đã tìm hiểu “sương sương” về mảng lập trình đáng giá nghìn đô ấy. Vậy nhưng, bạn lại không biết học lâp trình Full stack cần phải học những gì để hóa phép từ một người không biết code trở thành một lập trình viên đẳng cấp đáng giá triệu đô. Khoan hãy lo lắng đã nào, Green Academy đã có sẵn danh sách 10 kỹ năng và kiến thức thiết yếu của một Full stack developer chính hiệu.
Và tất nhiên, nếu bạn lỡ đọc tới đây rồi nhưng vẫn chưa biết lập trình Full stack là cái nghề gì? Vậy thì bạn cho Green xin ít phút để giới thiệu về mảng lập trình siêu hot này qua bài viết Lập trình Fullstack – công việc nghìn đô bạn nhé!
Tiếp theo, khám phá 7 bí kíp “luyện” bạn thành một lập trình Full stack ngay nào:
HTML (viết tắt của Hypertext Markup Language) là công cụ giúp lập trình viên thêm nội dung vào website cũng như giúp họ xác định cấu trúc của các trang web. Trong khi đó, CSS (viết tắt của Cascading Style Sheets) lại là công cụ giúp thiết kế và tạo kiểu website. CSS chính là công cụ giúp trình bày hiệu quả các phần tử HTML. Vậy nên, cả HTML và CSS đều là hai công cụ cơ bản nhất mà Full stack developer cần phải có kiến thức sâu rộng. Full stack developer sẽ sử dụng bộ đôi HTML và CSS để tạo giao diện người dùng (frontend) một cách trực quan, hấp dẫn cho các website và ứng dụng.
JavaScript là kỹ năng bắt buộc phải thành thạo để lập trình website hoặc viết phần mềm. Ngôn ngữ lập trình thông dịch này được sử dụng để thêm các thẻ HTML. Ngoài ra, đây còn là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi trong tác vụ viết code cho frontent và backend máy chủ. Một điều đáng chú ý là, JavaScript cũng là ngôn ngữ duy nhất vừa chạy được trên trình duyệt, đồng thời cũng chạy được trên máy chủ.
Những tính năng hữu ích (bao gồm các hàm prototypes, bao đóng (closure), Delegation Event… ) là một ưu điểm nổi trội của JavaScript. Các tính năng này giúp lập trình viên tạo ra các website đáp ứng tốt hơn.
Chính vì vậy, các kiến thức chuyên sâu về JavaScript là một phần trong thể thiếu trong kho kỹ năng của Full stack developer. Ngoài ra, họ cũng nên trang bị cho mình những hiểu biết về DOM, JSON, kiến thức về React và Angular ( các thư viện và Framework của JavaScript).
Git – phần mềm quản lý mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay, là cái tên quen thuộc với bất kỳ một lập trình viên chuyên nghiệp nào. Đây là một trong những phần mềm giúp developer xử lý nhiều vấn đề của các dự án lớn nhỏ với tốc độ và hiệu quả đáng kinh ngạc. Với Git, lập trình viên có thể quản lý liền mạch tất cả những thay đổi trong ứng dụng, code, website, tài liệu,… liên quan đến phát triển ứng dụng hoặc phần mềm. Vậy nên, hầu hết các lập trình viên chuyên nghiệp đều có tài khoản trên GitHub. Nhất là khi họ cần làm việc theo nhóm.
Đối với Full stack developer, phần mềm Git cho phép họ quản lý bảo mật, năng suất và quản lý các codebase. Để đạt được điều đó, họ cần biết các lệnh cơ bản trong Git. Sử dụng được Git cũng giúp cho quá trình cộng tác với các lập trình viên khác trở nên dễ dàng và suông sẻ hơn.
Bên cạnh frontend (giao diện người dùng), có một phần khác cũng quan trọng không kém với các ứng dụng hay phần mềm. Đó chính backend. Và để lập trình phần bổ trợ (backend), Full stack developer có khá nhiều lựa chọn về mặt ngôn ngữ lập trình:
Với vai trò là người phụ trách toàn bộ dự án, chịu trách nhiệm cả về frontend và backend, Full stack developer cần trang bị những kỹ năng liên quan, trong đó có kiến trúc web. Bởi trách nhiệm chính của họ là lập trình các phần mềm, ứng dụng từ lúc ban đầu cho đến khi kết thúc. Vậy nên, họ phải biết cách cấu trúc mã code, phân loại tệp, sắp xếp cấu trúc dữ liệu, thực hiện các tác vụ tính toán cần thiết…
HTTP là giao thức được sử dụng trong các giao tiếp với máy khách. Trong khi đó, REST là giao diện giữa các hệ thống sử dụng giao thức HTTP giúp thu nhập dữ liệu hoặc thực hiện các hoạt động trên các định dạng dữ liệu khác nhau. Chính vì vậy, REST hoạt động giống như một người phiên dịch giữa frontend và backend.
HTTP và REST là 1 trong 10 kỹ năng không thể thiếu của các nhà lập trình Full stack.
Tất cả các ứng dụng hay website đều cần một nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu. Điều này giúp đảm bảo lập trình viên có thể truy cập và tìm kiếm lại các dữ liệu này. Đặc biệt, việc lưu trữ các hệ cơ sở dữ liệu đòi hỏi Full stack developer cần có những kinh nghiệm và kỹ năng nhất định. Đó là kỹ năng thiết kế cơ sở lưu trữ dữ liệu, thành thạo các thao tác truy vấn. Ngoài ra, họ cũng cần biết cách làm việc với f XML và JSON.
Không chỉ phụ trách backend, Full stack developer còn phải frontend trở nên gọn gàng, thân thiện và luôn kiếm được tình cảm của người dùng. Và kỹ năng thiết kế chính là yếu tố không thể thiếu để xây dựng một website hay ứng dụng trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Bởi một website có thiết kế gọn gàng, thân thiện luôn chiếm được cảm tình của người dùng.
Vậy nên, kỹ năng thứ 8 trong top 10 kỹ năng Full stack developer cần trang bị đó chính là thiết kế. Về cơ bản, họ không cần phải thông thạo thiết kế giống như một designer mà chỉ cần nắm những nguyên tắc cơ bản: thiết kế UI/UX (giao diện người dùng/ trải nghiệm người dùng), nguyên mẫu Prototype, khả năng mở rộng (scalability).
NPM là một công cụ tạo và quản lý các thư viện lập trình JavaScript cho Node.js. NPM cung cấp các giải pháp liên quan đến các vấn đề phụ thuộc với việc hỗ trợ cài đặt các gói khác nhau. Công cụ này cũng cho phép các lập trình viên tạo module tối ưu nhất để phần mềm Node.js có thể tìm thấy và quản lý xung đột phụ thuộc. NPM có cấu hình cao và thường được sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau.
Full stack – lập trình viên đa năng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các dự án lập trình. Thế nên, bên cạnh kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật, họ cũng cần trang bị những kỹ năng mềm thiết yếu:
Full stack là chặng đường dài với nhiều kiến thức và kỹ năng cần học hỏi và trao dồi. Bênh cạnh 10 kỹ năng cơ bản này, lập trình viên Full stack cũng cần phải trang bị thêm những kiến thức khác tùy thuộc vào từng giai đoạn và điều kiện của dự án. Những kiến thức này đôi khi sẽ làm nhiều người đang muốn học lập trình Full stack phải chùn bước bởi họ lo sợ phải mất rất nhiều năm để học hết. Nhất là với những bạn chưa biết gì về lập trình. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng về điều này bởi Green Academy đã thiết kế khóa học LẬP TRÌNH FULL STACK dành cho những bạn chưa biết gì về lập trình. Giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức – kỹ năng – tư duy để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp chỉ sau 8 – 12 tháng. Đặc biệt, đây là khóa học:
Tìm hiểu thêm tại:
Fanpage: Green Academy Việt Nam
Zalo: GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay
TẠI ĐÂY
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội