Trước khi bắt đầu một dự án phim, điện ảnh, video (hoặc bất kỳ hình thức sử dụng video nào), chắc chắn sẽ có rất nhiều quyết định cần sớm phải được đưa ra. Đó có thể là kịch bản, tài chính, địa điểm và cả diễn viên cũng phải tính toán kỹ lưỡng. Trong đó không thể không kể đến màu sắc trong phim, đây là một yếu tố then chốt giúp định hình cảm xúc cho cả bộ phim của bạn. Vậy màu sắc trong điện ảnh có vai trò quan trọng như thế nào? hãy cùng Green Academy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều đầu tiên và đặc biệt quan trọng, để có thể phát triển một cách tốt nhất nguyên tắc phối màu phim, bạn sẽ cần một sự hiểu biết thấu đáo về lý thuyết và
vòng thuần sắc. Lý thuyết màu sắc thực sự khá hấp dẫn, vì nó giải thích cách mà con người chúng ta cảm nhận màu sắc dưới hình thức nghệ thuật và cả tự nhiên. Dưới đây là một vài tính chất cảm xúc cơ bản của một số màu sắc khác nhau mang đến thường thấy trong phim ảnh.
Để hiểu rõ hơn về từng màu sắc, Chúng ta sẽ đi sâu phân tích kỹ hơn về chúng bên dưới.
Đầu tiên là màu xanh lá, màu của sự sống. Xanh lá gắn liền với cây cối, với nguồn sống, với sự sinh sôi nảy nở và là một tông màu nhẹ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi nhìn vào màu xanh lá cây, cơ thể của chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Màu xanh lá cây trong điện ảnh thường được các nhà làm phim sử dụng để đại diện cho tự nhiên, cho nguồn sống và sự hy vọng về một khởi đầu mới.
Tuy nhiên màu sắc cũng có nhiều cách sử dụng. Màu xanh lá cây còn được sử dụng để tạo nên cảm giác của sự nguy hiểm một cách “hóa chất”. Không ngẫu nhiên mà các chất hóa học, chất phóng xạ thường được gắn liền với màu xanh lục. Màu xanh lá cây nếu được sử dụng hợp lý còn có thể đem lại cảm của sự tối tăm, của cái ác điển hình là mái tóc xanh thương hiệu của hoàng tử tội phạm - Joker.
Cũng như màu xanh lá, ý nghĩa của màu vàng rất đa dạng. Màu vàng là màu của vầng thái dương ấm áp, của niềm tin và hy vọng sớm mai, nên nó thường được dùng để diễn tả sự ấm áp, dễ chịu và lạc quan trong cuộc sống. Nhưng nếu màu vàng được sử dụng với cường độ mạnh thì nó sẽ đem lại một cảm giác khó chịu, bất an, thể hiện sự phản bội, thiếu an toàn.
Màu vàng còn là màu của những phim có tính khám phá cổ đại, thần thoại và lịch sử. Những phim có poster toàn 1 màu vàng sẽ có nội dung về 1 truyền thuyết cổ xưa, một cuộc phiêu lưu khảo cổ, vào thế giới huyền bí, những phép màu, ma thuật trong truyền thuyết.
Tiếp theo là màu đỏ, màu này được sử dụng khá nhiều trong bộ môn nghệ thuật thứ 7. Màu đỏ được sử dụng để diễn tả những cảm xúc mãnh liệt và cường độ mạnh không thể kiểm soát như tình yêu mãnh liệt, đam mê dục vọng, tính bạo lực, sự nguy hiểm, ... Thông thường, màu đỏ được các nhà làm phim sử dụng nhiều khi muốn tạo ra bầu không khí căng thẳng ( các thể loại phim hành động giật gân, kinh dị), hay chỉ đơn giản đỏ là một gam màu mạnh và các nhà làm phim sẽ sử dụng màu đỏ khi muốn làm nổi bật một điều gì đó.
Khác với đỏ, xanh dương là một gam màu lạnh. Thông thường màu xanh dương gắn liền với màu của bầu trời, màu của biển, của nước. Chính vì vậy xanh dương được các nhà làm phim sử dụng để tạo ra cảm giác phóng khoáng, bình yên, tự do và tràn đầy hy vọng. Màu xanh dương thường được gắn với những nhân vật có tính cách lạc quan, yêu đời, không bị gò bó với thế giới xung quanh. Xanh dương cũng đại diện cho sự cương chính, lòng dũng cảm, điển hình thông qua nhân vật Captain America, một nhân vật ăn khách và cũng là một trong những yếu tố mang đến sự thành công của nhà Marvel.
Tuy nhiên, khi màu xanh dương được sử dụng với sắc độ mạnh hơn sẽ mang đến cho người xem cảm giác lạnh lẽo, sự cô đơn, trống rỗng, u sầu. Màu xanh dương đậm thường được sử dụng trong các phân cảnh phim buồn, nội tâm cô độc.
Màu trắng, theo lý thuyết vật lý là sự kết hợp của tất cả các màu trong dải quang phổ lại với nhau. Màu trắng là màu tượng trưng cho sự thuần khiết và trong sáng. Đó là màu trắng thuần khiết trong các bộ váy cưới đại diện cho tình cảm trong sáng lúc mới cưới, niềm vui. Màu trắng còn đại diện cho sự toàn năng, thánh khiết, hoàn mỹ, trí tuệ thông sáng, thường được sử dụng là màu của Chúa Trời, màu của các thiên thần.
Màu trắng còn là màu của sự ngây thơ, đại diện cho con trẻ và thường được dùng với các nhân vật đáng yêu, hóm hỉnh. Tuy nhiên với cường độ mạnh và độ bao phủ hầu hết màn ảnh, màu trắng đôi lúc khiến người xem có vẻ lạc lõng với những trường đoạn dài, thể hiện sự cô độc giữa không gian rộng.
Cuối cùng là màu đen, màu của sự huyền bí, rùng rợn và vô tận. Trái với màu trắng tinh khiết, màu đen là sự u ám, thường được sử dụng trong những bộ phim trinh thám, kinh dị, hành động giật gân. Màu đen mang đến sự thu hút, tính tập trung cao cho bộ phim bởi việc khơi gợi trí tò mò và tính hiếu kỳ của người xem.
Màu đen thường được gắn liền với những người cứng rắn, màu của quyền lực cực đoan, đôi lúc là sự ghê rợn. Kết hợp với những cú máy, góc quay khác nhau, màu đen cũng đại diện cho bóng tối, sự sợ hãi của phần lớn con người, do đó nó thường được sử dụng trong các bộ phim kinh dị, rùng rợn.
Vừa rồi là tổng hợp về một vài màu sắc thường dùng nhất trong điện ảnh mà Green Academy muốn gửi đến bạn. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều màu sắc và ý nghĩa của nó mà các nhà làm phim, editor cần phải nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích về điện ảnh, màu sắc. Nếu bạn có đam mê hay ước muốn trở thành một editor chuyên nghiệp thì có thể tham khảo qua khóa học Dựng Phim tại Green Academy với nhiều ưu đãi cực kỳ hấp dẫn.
HỌC VIỆN ĐẾN TỪ HÀN QUỐC GREEN ACADEMY
➖ Cơ sở 1: 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1
➖ Cơ sở 2: 31/2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường ĐaKao, Quận 1
Hotline: 093 8386 086
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội