Có lúc nào bạn thắc mắc Designer, Artist dựa vào đâu để kết hợp các màu sắc lại với nhau chưa? Tại sao màu A nên đi với màu B chứ không phải màu C? Để trả lời vấn đề này, có lẽ bạn cần quay ngược lại với một trong những phần quan trọng nhất của mỹ thuật và nguyên lý thiết kế - vòng thuần sắc. Vậy, vòng thuần sắc là gì và vai trò của nó như thế nào trong thiết kế? Cùng Green Academy tìm hiểu bạn nhé!
Vòng thuần sắc hay còn được gọi là vòng tròn thuần sắc (tên tiếng Anh là Chromatic Circle). Đây là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu lý thuyết về màu sắc.
Hiểu một cách đơn giản, vòng thuần sắc là một vòng tròn khép kín được tạo thành từ hơn 16 triệu màu khác nhau. Một vòng tròn thuần sắc gồm có 3 cấp độ màu: màu cơ bản, màu thứ cấp, màu bậc 3. Trong đó, 3 màu cơ bản gồm màu xanh da trời, màu đỏ và màu vàng. Màu thứ cấp đại diện gồm xanh lá, tím, cam. Cuối cùng, màu bậc 3 được tạo ra bằng sự kết hợp giữa màu chính và màu bổ sung của nó.
Vòng thuần sắc truyền thống thường bao gồm 12 màu chủ đạo. Trong đó, một nửa vòng tròn thuần sắc là những màu lạnh (từ xanh lục, tím đến xanh da trời) và nửa đối diện chính là gam màu nóng (từ đỏ đến cam). Bạn có thể tưởng tượng rằng sẽ có một đường chia cắt vòng thuần sắc thành hai phần riêng biệt: gam màu nóng và gam màu lạnh.
Vòng màu thuần sắc là một phần rất quan trọng trong lý thuyết màu sắc. Đây là cơ sở quan trọng để xác định các tone màu và sự kết hợp giữa các màu sắc với nhau.
Ngoài ra, nhờ thứ tự sắp xếp trên vòng màu thuần sắc, Designer có thể dễ dàng vận dụng mối quan hệ giữa các nhóm màu (màu đơn sắc, màu tương tự, màu bổ sung…) trong sản phẩm thiết kế.
Ít ai ngờ rằng cha đẻ của vòng thuần sắc lại là nhà toán học lừng danh Isaac Newton. Trong quá trình nghiên cứu phản xạ chùm ánh sáng trắng trong lăng kính, ông đã phát hiện ra dải quang phổ của ánh sáng trắng. Chú ý những tone màu khác nhau trong quang phổ này, Newton tin rằng bảy sắc cầu vồng có mối quan hệ hài hòa với nhau.
Theo dòng suy luận này, Newton đã so sánh 7 sắc cầu vồng với âm sắc của âm nhạc để phát hiện ra mối quan hệ giữa chúng. Ông đã đặt mỗi màu bằng một nốt nhạc tương ứng và sắp xếp các nốt nhạc này thành một hình vuông. Cuối cùng, ông đặt những hình vuông đó lên một đĩa quay để quan sát sự tương tác của chúng dưới góc nhìn thị giác. Đó chính là lý thuyết của vòng thuần sắc đầu tiên.
Vòng thuần sắc là đại diện của những quang phổ màu sắc mà mắt người có thể cảm nhận được. Bạn có thể tưởng tượng một vòng tròn thuần sắc cơ bản giống như một chiếc bánh Pizza với 12 miếng được sắp xếp hoàn hảo của 3 cấp độ màu:
Về định nghĩa, màu cơ bản là những màu sắc không thể được tạo ra bằng cách kết hợp từ những màu sắc khác. Đó là 3 màu đỏ, vàng và xanh da trời. trên vòng thuần sắc, vị trí của 3 màu cơ bản sẽ tạo thành một tam giác đều.
Màu thứ cấp là những màu sắc được tạo nên từ sự kết hợp các màu cơ bản trên vòng thuần sắc lại với nhau: màu đỏ và màu xanh da trời tạo nên màu tím, xanh da trời với màu vàng tạo nên màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ tạo ra màu cam. Những màu này nằm giữa hai màu cơ bản trong vòng màu thuần sắc.
Chúng ta đã có 6 màu trên vòng tròn thuần sắc (3 màu cơ bản, 3 màu thứ cấp). Như vậy, chỉ còn thiếu 6 màu để điền đủ vòng tròn thuần sắc cơ bản. Và, 6 màu này được tạo ra bằng cách thêm nhiều màu cơ bản vào một màu thứ cấp khác. Những màu thứ cấp này sẽ nằm giữa một màu thứ cấp và một màu cơ bản trong vòng thuần sắc cơ bản.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vòng thuần sắc. Ngoài ra, dựa vào vòng thuần sắc, người ta cũng đã tạo ra 6 bảng màu cơ bản giúp Designer dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn màu sắc thiết kế. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về 6 loại bảng màu này trong những bài viết trước của Green Academy.
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội