Có rất ít Designer dám khẳng định mình chưa từng mắc sai lầm trong quá trình thiết kế. Bởi, dám làm, dám sai cũng là một phần tất yếu của quá trình học. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức nếu biết và tránh những lỗi lỗi sai phổ biến trong thiết kế mà các Designer thường mắc phải dưới đây.
Vừa qua, trên trang creativebloq.com đã bậc mí top những sai lầm phổ biến mà Stuart Frisby – giám đốc thiết kế tại Deliveroo và Karolina Boremalm – trưởng bộ phận thiết kế của IKEA Retail, đã gặp phải trong quá trình hành nghề của họ. Ngoài ra, hai Designer này cũng gửi đến một số lời khuyên bổ ích về cách khắc phục các vấn đề này.
Boremalm đã đưa ra một ví dụ thực tế mà bà đã gặp gần đây để dẫn chứng về sự nguy hiểm của việc cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào sản phẩm thiết kế: “tôi đang đi nghỉ dưỡng tại một trong những chuỗi khách sạn nổi tiếng nhất thế giới. Tôi thấy một poster giải thích về những sự khác biệt giữa các phòng. Tuy nhiên, tôi chẳng thể hiểu gì sau khi đọc nó.”
“Đừng cố nhét tất cả vào một thiết kế”, Boremalm nhắn nhủ. Bạn nên lược bỏ những thông tin ít quan trọng. Thay vào đó, Designer nên tập trung vào những thông tin chủ yếu, hạn chế việc nhồi nhét tất cả các thông tin trong một sản phẩm.
Frisby cho biết, mỗi trong những điều ông thường thấy nhất là các nhà thiết kế thường tập trung quá nhiều vào sự hoàn hảo của những sản phẩm đầu ra. Mới nghe qua, sự hoàn hảo có lẽ sẽ giúp cho Designer phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, theo Frisby, điều này lại là một rào cản lớn mà ít nhà thiết kế nào có thể vượt qua được nếu có không ý thức về nó.
Frisby cho biết, công việc của các nhà thiết kế không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm. Hơn hết, họ cần phải biết cân bằng một loạt các mục tiêu khác nhau như: đạo đức nghề nghiệp, sự nhất quán, sự quen thuộc và yếu tố mới lạ, sự cân bằng giữa các yếu tố trong thiết kế… Vậy nên, chú trọng vào một vấn đề nào đó quá nhiều cũng có thể cản trở sự phát triển sự nghiệp.
Boremalm và Frisby đã đặt ra một số vấn đề xung quanh việc cung cấp một bộ sản phẩm thiết kế đồ họa quá lớn vào portfolio trong CV của Designer. Boremalm gọi vấn đề này là hậu di sản của những công ty quảng cáo bởi việc chú trọng quá nhiều vào các poster đẹp.
“Là một người quản lý, tôi hoàn toàn không quan tâm đến những gì bạn đã tạo ra. Tôi chỉ muốn xem bạn sẽ nghĩ gì, làm gì trước những thử thách, hay cách bạn hợp tác với những bên liên quan cũng như những ưu tiên của bạn về phạm vi, ngân sách...” Frisby cho biết.
Nói về tầm quan trọng của các sản phẩm thiết kế trong portfolio, Boremalm lại cho rằng đây là phần quan trọng để đánh giá ứng viên ở những bước đầu tiên. Tuy nhiên, nó lại không thể hiện tất cả. “ Tôi phải thú nhận rằng một bộ thiết kế đồ sộ không phải là điều tôi muốn. Thực tế, tôi muốn xem bối cảnh ra đời của những sản phẩm này hơn” – Boremalm cho hay.
Theo Frisby, nhiều Designer có cái nhìn quá hạn hẹp về những mục tiêu lẫn sự phát triển sự nghiệp của mình. Thay vì suy xét những mục tiêu phát triển và ý nghĩa của thành công đối với sự nghiệp, họ lại chăm chăm lập những kế hoạch quá nguyên tắc để trở thành nhà thiết kế trong thời gian ngắn.
“Bạn muốn làm gì với cuộc sống của mình?” Boremalm đặt vấn đề. “Thành công có ý nghĩa gì với bạn? Nếu điều đó đồng nghĩa với việc trở thành 1 CEO, nó thật sự tuyệt vời. Tuy nhiên, vẫn có những cách khác để phát triển sự nghiệp. Hãy nghĩ về những gì bạn muốn làm và ý nghĩa của nó với bạn” – Boremalm đưa lời khuyên.
Trên đây là những sai lầm phổ biến trong thiết kế mà Designer cần tránh. Vẫn còn nhiều chủ đề cực kì thú vị nữa đang chờ bạn khám phá đấy, nhớ đón xem tại website Green Academy bạn nhé!
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội