11 PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TỐT NHẤT 2021 (P3)
Sau khi đã khám phá ngành thiết kế đồ họa và 11 phần mềm thiết kế đồ họa tốt nhất năm 2021 phần 1 và phần 2, tiếp tục cùng Green Academy khám phá ưu, nhược điểm cũng như những tính năng nổi bật của 3 phần mềm thiết kế còn lại bạn nhé. Trong phần này, Green cũng sẽ bật mí cho bạn tầm quan trọng của phần mềm thiết kế cũng như bí kíp giúp bạn lựa chọn một phần mềm thiết kế đồ họa phù hợp.
Top 11 phần mềm thiết kế đồ họa hàng đầu năm 2021
10. Gravit Designer
Gravit Designer là một ứng dụng thiết kế đồ họa dựa trên HTML, cung cấp các vector đồ họa chất lượng cao. Gravit Designer là một trong những chọn lựa phù hợp giúp Designer tạo ra các sản phẩm đồ họa hoặc website.
Tính năng chính:
- Trang tổng quan của Gravit Designer: cho phép chuyển đổi giữa các tab với nhau hoặc chuyển đổi chủ đề tối ngay lập tức. Ngoài ra, người dùng cũng dễ dàng thiết lập chiều rộng và chiều cao của khu vực thao tác thông qua bảng điều khiển.
- Trang: kết hợp hoàn hảo với các bảng vẽ cũng như các cài đặt canvas.
- Công cụ và hiệu ứng: Gravit Designer cung cấp một số công cụ nổi bật như Bezigon, Lasso, Pen…
- Tính linh hoạt: Gravit Designer hoạt động trên đa nền tảng hệ điều hành (Windows, MacOS, Linux, Chrome OS…), cho phép Designer có thể làm việc hiệu quả ở bất kỳ thiết bị nào.
Ưu điểm:
- Cung cấp giao diện người dùng hiện đại, hấp dẫn, dễ sử dụng và tùy chỉnh.
- Gravit Designer cung cấp những công cụ thiết kế phù hợp với các bài đăng trên mạng xã hội trên nhiều nền tảng khác nhau. Bao gồm Instagram và Facebook.
- Các phiên bản phần mềm trên máy tính và web có sự linh hoạt và chuyển đổi qua lại.
- Hỗ trợ xuất – nhập nhiều định dạng tệp.
- Cho phép chỉnh sửa đồ họa vector.
- Người dùng có thể mở nhiều tệp tài liệu và chuyển thành các tab riêng biệt.
- Phiên bản Pro của phần mềm thiết kế đồ họa Gravit Designer cho phép lưu trữ dự liệu không giới hạn trên nền tảng điện toán đám mây.
Nhược điểm:
- Ít phổ biến và không có nhiều thông tin về Gravit Designer từ các nguồn chính thức.
- Không thể kiểm tra lỗi của các nguyên bản Prototype trên phiên bản mobile do phần mềm không hỗ trợ.
- Yêu cầu kết nối internet nếu muốn sử dụng các font chữ.
11. Photoscape
Photoscape là phần mềm thiết kế miễn phí giúp chỉnh sửa và quản lý kho lưu trữ ảnh. Bên cạnh đó, Photoscape cũng khá thân thiện với người mới sử dụng.
Tính năng chính:
- Công cụ chỉnh sửa: Photoscape cung cấp nhiều loại trình chỉnh sửa hình ảnh khác nhau. Bao gồm: chỉnh sửa trang, chỉnh sửa hàng loạt, trình xem, in, kết hợp, chụp màn hình, GIF động,…
- Đa ngôn ngữ: Photoscape tích hợp hơn 30 ngôn ngữ thông qua các module.
- Giao diện người dùng: đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện với người mới.
- Module thiết kế: với nhiều tính năng giúp chỉnh sửa hình ảnh. Bao gồm điều chỉnh màu sắc, kích thước, Gamma, độ phân giải, độ sáng…
Ưu điểm:
- Nhờ tính năng chỉnh sửa hàng loạt, Photoscape cho phép Designer thay đổi kích thước, tên hình ảnh… chỉ với một cú click chuột.
- Khả năng mở ảnh RAW và chuyển đổi sang định dạng JPEG dễ dàng.
- Ứng dụng đa nền tảng, tương thích với các hệ điều hành như MacOS, Windows, Linux…
- Phiên bản PhotoScapeX sử dụng trong hệ điều hành Window 10 có phiên bản sử dụng miễn phí.
- Cung cấp các giải pháp chỉnh sửa và đồ họa tích hợp.
- Độ phản hồi cao, chiếm dung lượng bộ nhớ thấp. Hỗ trợ sử dụng phần cứng máy tính một cách thông minh.
Nhược điểm:
- Thiếu một số tính năng chỉnh ảnh nâng cao trong Photoshop.
Lợi ích của phần mềm thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa là sự tổng hòa giữa tư duy thiết kế và kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa. Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi lợi ích mà những phần mềm thiết kế này mang lại chưa?
Trên thực tế, một công cụ thiết kế đồ họa cho phép Designer tạo ra các sản phẩm đồ họa và những hình ảnh trực quan. Dưới đây là một vài lợi ích quan trọng mà một phần mềm thiết kế đồ họa có khả năng mang lại:
- Tính linh hoạt và khả năng mở rộng: phần mềm thiết kế cung cấp sự linh hoạt trong việc tạo dựng các hình ảnh và đồ họa trực quan, sinh động. Cho dù thực tế bạn có chụp được hình ảnh đó hay là không. Tính linh hoạt của phần mềm thiết kế còn thể hiện ở chỗ bạn có thể xuất sang nhiều định dạng khác nhau ngay lập tức. Vậy nên, thật dễ dàng để phân phối đến các nền tảng tiếp thị khác nhau.
- Tiết kiệm chi phí: ngoài các công cụ trả phí, Designer vẫn còn khá nhiều phần mềm thiết kế đồ họa mã nguồn mở miễn phí để lựa chọn. Nhờ đó, bạn có thể tận dụng để tạo ra các thiết kế đẹp mắt và vẫn tiết kiệm khá nhiều chi phí.
- Xây dựng thương hiệu: các phần mềm thiết kế đồ họa hỗ trợ doanh nghiệp hay tổ chức tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, yếu tố thương hiệu sẽ được tiếp tục phát triển trên các ấn phẩm tiếp thị nhờ logo, biểu tượng… được chèn một cách khéo léo vào các sản phẩm này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hay tổ chức cũng dễ dàng lưu trữ những mẫu này dưới dạng các file mềm trong máy tính. Đặc trưng này giúp tạo sự thống nhất cả về mặt thiết kế lẫn kích thước.
- Tăng lượng tương tác: những hình ảnh chất lượng cao được tạo bằng các phần mềm thiết kế đồ họa giúp thu hút người dùng cũng như nâng cao mức độ gắn kết thương hiệu. Đồng thời, việc gửi các thông điệp đến khách hàng cũng trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn.
Bí quyết lựa chọn phần mềm thiết kế đồ họa phù hợp
Sự phát triển của ngành công nghiệp thiết kế đồ họa đưa đến sự ra đời của hàng loạt phần mềm thiết kế mới. Điều này giúp Designer có thêm nhiều lựa chọn hơn. Tuy vậy, họ cũng rất dễ lúng túng giữa một “ma trận” phần mềm thiết kế. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn phần mềm thiết kế phù hợp, Green Academy đã liệt kê 3 yếu tố bạn nên cân nhắc:
- Ngân sách: hãy phân tích xem thử bạn có đủ khả năng mua một phần mềm trả phí hay không hoặc giá đăng ký sử dụng của phần mềm đó có khả thi với bạn hay không? Đôi khi bạn lỡ “bồ kết” với một phần mềm thiết kế đồ họa, thế nhưng nhưng ngân sách lại không cho phép bạn làm điều đó. Trong những trường hợp này, hãy tìm đến các phần mềm mã nguồn mở với những tính năng tương tự.
- Tính năng: tùy thuộc vào yêu cầu công việc để bạn lựa chọn phần mềm thiết kế. Chẳng hạn như công việc của bạn cần phải chỉnh sửa hình ảnh khá nhiều, bạn có thể lựa chọn Adobe Photoshop hoặc những phần mềm miễn phí có tính năng tương tự.
- Làm việc nhóm: Nếu công việc của bạn thường xuyên phải làm việc nhóm và yêu cầu chia sẻ dữ liệu trực tuyến, hãy tìm kiếm một công cụ thiết kế đồ họa tích hợp tính năng lưu trữ đám mây. Điều này sẽ giúp việc chia sẻ thông tin, dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Kết luận:
Có một lưu ý nhỏ là việc lựa chọn và sử dụng phần mềm thiết kế chỉ mới dừng lại ở kỹ năng thiết kế cơ bản, muốn đi sâu vào ngành thiết kế đồ họa, bạn đừng quên trang bị cho mình tư duy thiết kế. Tại Green Academy, học viên khóa THIẾT KẾ ĐỒ HỌA không chỉ thành thạo công cụ mà còn giỏi cả về tư duy thiết kế.
Và nếu bạn vẫn lăn tăn học thiết kế đồ họa ở Green Academy có tốt không? Hãy cùng thử xem khóa học này có gì đặc biệt bạn nhé!
- Học thực hành 100% với đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp.
- Không yêu cầu bằng cấp 3, đại học.
- Design dành cho mọi đối tượng, không yêu cầu biết vẽ trước đó.
- Lộ trình và phong cách giảng dạy đậm chất Hàn Quốc, luôn bắt kịp xu thế phát triển của ngành.
- Học viên tốt nghiệp được hỗ trợ việc làm miễn phí trọn đời.
- …
Và muôn vàn những điều “siêu thú vị” đang chờ bạn khám phá tại lớp học Thiết kế đồ họa 2D. Liên hệ ngay với Green Academy qua:
Tìm hiểu thêm tại:
Fanpage: Green Academy Việt Nam
Zalo: GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay
TẠI ĐÂY
New Paragraph