Để có được những thước phim đẹp đến với khán giả, ngoài một kịch bản - nội dung câu chuyện hay, diễn viên xuất sắc thì những góc quay, góc máy cũng đóng một vai trò rất quan trọng để tạo nên thành công của một dự án phim hoặc video bất kỳ. Vậy những góc quay trong điện ảnh đóng vai trò quan trọng như thế nào? có bao nhiêu loại góc máy trong điện ảnh và ứng dụng của chúng để làm gì? Hãy cùng Green Academy khám phá qua bài viết dưới đây.
Bên cạnh màu sắc, góc quay cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng, tính nghệ thuật và lối dẫn chuyện của mỗi thước phim. Góc quay trong điện ảnh được hiểu cách đơn giản đó là góc nhìn từ máy quay tới chủ thể được ghi hình sao cho chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của một khung cảnh có thể cân xứng, có chủ đích và thể hiện ý đồ với chủ thể được ghi hình. Những thước phim được ghi lại thông qua các góc máy đó cũng là những hình ảnh mà khán giả sẽ được nhìn thấy trên màn ảnh.
Với những góc máy tốt, hiệu quả thì chắc chắn rằng chất lượng của thước phim đó sẽ đạt độ hoàn thiện tốt nhất theo ý muốn của đạo diễn và hiển nhiên công đoạn hậu kỳ và dựng phim sẽ diễn ra dễ dàng và có kết quả nhanh nhất cũng như tốt nhất. Với những người mới, người đan tìm hiểu hoặc chưa có kinh nghiệm quay phim nhiều thì việc lựa chọn góc máy cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chưa hiểu rõ ý đồ, bố cục khung hình và thông điệp trong từng góc máy.
Hiện tại, có rất nhiều góc máy, góc quay được sáng tạo đa dạng, biến tấu khác nhau nhằm tăng tính nghệ thuật, đáp ứng mục đích, ý đồ khác nhau. Tuy nhiên dưới đây Green sẽ liệt kê ra một số góc quay phổ biến và cơ bản nhất để các bạn tham khảo.
Góc máy cao là góc máy nhìn từ trên xuống so với nhân vật chủ thể. Với góc máy này cho thấy sự thu nhỏ của chủ thể nhân vật, thể hiện sự nhỏ bé, thu mình và cảm giác yếu thế hơn đối trong không gian xung quanh. Góc quay này thu hút sự chú ý của khán giả đối với nhân vật, và được ứng dụng đa dạng trong các thể loại phim.
Khác với góc máy cao, góc máy thấp nhìn từ dưới lên khiến nhân vật, chủ thể trở nên to lớn hơn. Bên cạnh đó góc máy này bày tỏ được sức mạnh của nhân vật, thường được ứng dụng để thể hiện sức mạnh hoặc uy quyền của chủ thể sự vật, tập trung sự chú ý và cảm xúc của người xem hướng về nhân vật đó. Khi kết hợp cùng phương pháp quay với chân dolly tròn, góc quay tôn vinh bày tỏ sự oai hùng, bao quát toàn bộ hết sự biến chuyển, sức mạnh, quá trình biến chuyển của đối tượng được ghi hình. Nổi bật là phân cảnh tập hợp của nhóm Avengers - một trong những bộ phim mang đến sự thành công của Marvel.
Góc quay trên không, đúng nghĩa là “trên cao” khi thường sẽ được quay lại bằng drone, hoặc người quay phim sẽ được đưa bay lên cao và ghi hình lại. Mục đích chính của góc quay này đó là giới thiệu toàn diện không gian, khung cảnh xung quanh chủ thể, hoặc để dẫn nhập, bắt đầu một câu chuyện mới. Thông thường những góc quay này sẽ được sử dụng cho phần mở đầu của bộ phim, với ý đồ giới thiệu toàn cảnh không gian mà chủ thể sẽ hiện diện, hoặc địa điểm của câu chuyện sẽ được diễn ra.
Đây là góc quay cơ bản và phổ biến nhất, quay bao quát nhân vật hoặc nửa phần thân trên. Thường ứng dụng rộng rãi trong quá trình hội thoại của nhân vật, biểu cảm, giao tiếp, thể hiện cử chỉ cảm xúc. Tuy nhiên khi lạm dụng cách máy móc, quá nhiều trong một bộ phim sẽ có thiên hướng khiến khán giả nhàm chán và mạch phim dài lê thê.
Đây là góc máy mang đến cho khán giả một góc nhìn nghiêng, hiệu ứng mong muốn giống như thể người xem đang nghiêng đầu sang một bên. Nhìn chung, hầu hết các đạo diễn đều sử dụng Dutch Angle với ý đồ tạo nên sự căng thẳng hoặc tâm lý chênh vênh của nhân vật chủ thể. Ngoài ra, góc máy nghiêng còn được sử dụng để tạo hiệu ứng miêu tả sự bất an, mất phương hướng, hành động điên cuồng hoặc tuyệt vọng (từ thẳng sang nghiêng), mất lý trí, say xỉn…
Nếu đã xem qua siêu phẩm điện ảnh Bố Già (1972), trường đoạn mở đầu câu chuyện kinh điển của bộ phim thể hiện rất rõ góc máy qua vai (OTS - Over the shoulder) này khi người đàn ông kể câu chuyện của mình cho bố già nghe. Góc máy qua vai này cho khán giả nhập tâm vào cuộc hội thoại dựa theo phương diện của đối tượng chính theo hướng nhìn qua vai, tương tác với phía đối diện, giúp khán giả tập trung vào câu chuyện dựa theo lời kể của đối phương tuy nhiên vẫn còn một chút tính khách quan. Nâng cấp hơn của góc máy qua vai đó là góc máy theo góc nhìn trực tiếp của nhân vật (POV - Point Of View), lúc này khán giả sẽ hoàn toàn được dắt theo góc nhìn, phương diện, quan điểm của chính nhân vật đó và hoàn toàn chủ quan.
Đây là góc quay dẫn dắt người xem, đôi chân của chủ thể sẽ dẫn dắt hướng đi, mang đến sự tò mò cho khán giả cũng như dẫn dắt câu chuyện một cách hiệu quả.
Khác với góc toàn, góc máy cận cho thấy cận cảnh duy nhất một nhân vật, thường sẽ quay toàn diện khuôn mặt, nhằm thể hiện rõ cảm xúc, cử chỉ gương mặt, thái độ của nhân vật một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Mục đích chính của góc cận là thể hiện rõ nét nội tâm nhân vật một cách cụ thể nhất, đào sâu hơn cái nhìn toàn cảnh.
Vừa rồi là những tổng hợp về những góc quay trong điện ảnh mà Green Academy muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích về điện ảnh, những góc máy ăn tiền. Nếu bạn có đam mê hay ước muốn trở thành một editor chuyên nghiệp thì có thể tham khảo qua khóa học Dựng Phim tại Green Academy với nhiều ưu đãi cực kỳ hấp dẫn đang chờ đón bạn.
HỌC VIỆN ĐẾN TỪ HÀN QUỐC GREEN ACADEMY
➖ Cơ sở 1: 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1
➖ Cơ sở 2: 31/2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường ĐaKao, Quận 1
Hotline: 093 8386 086
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội