Trong bài lập trình game – hướng đi mới cho dân công nghệ thông tin, Green Academy đã bật mí cho bạn về lập trình game, bảng mô tả công việc và những cơ hội nghề nghiệp mà nghề này mang lại. Trong kỳ này, tiếp tục cùng học viện khám phá 6 kỹ năng cần thiết để trở thành Game Developer nhé!
Để thành công trong ngành lập trình game, bạn cần phải trang bị cho mình bộ kỹ năng công nghệ thông tin. Các kỹ năng này bao gồm: kỹ năng lập trình máy tính, đồ họa chuyển động, phần cứng máy tính...
Trong đó, đồ họa và đồ họa chuyển động đóng một vai trò rất lớn tạo nên thành công của trò chơi. Vậy nên, bên cạnh kỹ năng lập trình, bạn cũng cần cả những hiểu biết và sự tinh tế với mảng thiết kế (nhân vật, khung cảnh, giao diện người dùng)... bất chấp bạn không phải là Designer. Bởi, chính sự kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật mới giúp tạo ra những sản phẩm sống động với hình ảnh chân thật, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trò chơi điện tử.
Vượt qua thử thách và giải quyết trục trặc kỹ thuật là một phần tất yếu trong cuộc sống của Game Developer. Vậy nên, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, bạn cũng đừng quên rèn luyện sự gan dạ, quyết đoán và kiên nhẫn trong quá trình tiếp cận và gỡ lỗi code.
Ngoài ra, khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác mới hơn, lạ hơn cũng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình giải quyết vấn đề.
Một trong 6 kỹ năng cực kỳ quan trọng mà Game Developer cần trang bị chính là kỹ năng quản lý thời gian. Bởi, ngành công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử hiện nay đã có những bước tiến rất dài. Điều này là điểm thuận lợi khi Game Developer được kế thừa nhiều công nghệ mới sẵn có, nhưng họ phải đối mặt với cực nhiều thách thức. Một trong số đó là nguy cơ tụt hậu giữa ma trận trò chơi điện tử liên tục được phát hành và thị hiếu, kỳ vọng của người dùng ngày càng lên cao. Để bắt kịp sự thay đổi và không bị đào thải, họ cần bắt kịp với thời gian sản xuất và phát hành như dự án đề ra.
Ngoài ra, để sản xuất ra một tựa game, các chuyên gia thiết kế, lập trình, sản xuất… cần phối kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vậy nên, để phát triển trong một môi trường đầy sức ép, Game Developer cần phải làm việc được dưới áp lực cao. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian để bắt kịp tiến độ của dự án… cũng không thể thiếu.
Nhiều người nghĩ rằng lập trình không cần sáng tạo. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng, nhất là trong ngành sản xuất trò chơi điện tử. Bởi, để nảy ra những ý tưởng xây dựng một thế giới ảo cuốn hút người chơi, Game Developer cần có đủ sự sáng tạo. Thế nên, sáng tạo là một trong những kỹ năng thiết yếu của Game Developer. Sự sáng tạo sẽ làm cho trò chơi của bạn trở thành một nét màu độc đáo. Đây là lợi thế cạnh tranh của bạn trong một thị trường trò chơi điện tử liên tục xuất hiện trò chơi mới.
Bên cạnh sự sáng tạo không ngừng, Game Developer cũng cần có sự am hiểu sâu sắc về văn hóa, thị hiếu, sở thích… của khách hàng mục tiêu. Bất chấp sự thật rằng bạn chỉ giao tiếp trực tiếp với khách hàng qua sản phẩm (trò chơi điện tử) và khách hàng trải nghiệm sản phẩm thông qua chiếc máy vi tính, cốt lõi của trò chơi vẫn không tách rời với hoạt động của con người. Cao hơn nữa, trò chơi điện tử chính là một sản phẩm văn hóa.
Ngoài ra, Game Designer, Game Developer cũng cần nắm bắt và giành lại sự quan tâm của người chơi một cách nhanh chóng. Vậy nên, họ cần hiểu tâm lý của con người cũng như nét văn hóa chính của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Kỹ năng giao tiếp thuộc về lĩnh vực kỹ năng mềm – lĩnh vực thường bị các lập trình viên và dân kỹ thuật bỏ qua. Tuy nhiên, như Green đã đề cập ở trên, một trò chơi là sự nỗ lực của nhiều bộ phận khác nhau. Vậy nên, nếu muốn thành công trên vai trò là Game Developer, bạn cần phải biết cách truyền đạt tầm nhìn và ý tưởng của mình đến các thành viên khác (Game Designer, Animator, Game Producer…) trong dự án. Ở chiều ngược lại, bạn cũng cần giao tiếp với họ khi muốn làm rõ những ý tưởng, tinh thần mà họ muốn truyền tải.
Không phải tự dưng khi học làm game, nhiều bạn ngày ngày lại phải… chơi game. Bởi, nếu bạn muốn làm game, trước hết bạn phải thích chơi game. Đặc biệt, khi bạn là một game thủ, bạn dễ dàng biết và hiểu những ưu, khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh nói riêng cũng như thế giới trò chơi điện tử nói chung.
Thậm chí, đôi khi những ý tưởng lớn lại đến từ những phút bất chợt khi bạn đang… chơi trò chơi của đối thủ. Ngoài ra, việc thường xuyên chơi game và theo bám sát vào sự phát triển của ngành cũng giúp bạn hiểu tường tận về những gì có thể thu hút được khán giả. Điều này cũng giúp bạn tinh chỉnh và cải thiện các ý tưởng trong trò chơi của mình.
Trên đây là 6 kỹ năng thiết yếu dành cho Game Developer. Ngoài ra, nếu bạn đang đặt mục tiêu trở thành Game Developer, đừng quên trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết với khóa học Lập trình game tại Green Academy – khóa học ngắn giúp bạn đi đường dài với nghề:
Đặc biệt, Green Academy đã liên kết với nhiều công ty CNTT và công ty sản xuất Game Outsource trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, cam kết hỗ trợ việc làm ngay cho học viên sau khi tốt nghiệp.
Fanpage: Green Academy Việt Nam
Zalo: GIT Academy Việt Nam
Website: Đăng ký ngay
TẠI ĐÂY
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội