Đây là một trong những sự kiện chuyên ngành uy tín nhất, thu hút đông đảo nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ quốc tế như Mỹ, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Việt Nam… cùng nhiều trường đại học, đơn vị đào tạo ngoài công lập bao gồm Green Academy.
Hội thảo có sự tham dự từ Bộ GD-ĐT cùng hội đồng phản biện:
- Tiến sĩ Phạm Hùng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
- PGS.TS Đặng Mai Anh - Trưởng khoa Sau đại học, Đại học
Mỹ thuật
Công nghiệp…
Vinh dự góp mặt trong 5 bài tham luận tại hội thảo, Đại diện Học viện Green Academy có Thạc sĩ Kim Woo Joo - Quản lý Green Academy khu vực Việt Nam và Thạc sĩ Mỹ thuật Vũ Thị Thêm - Chủ nhiệm bộ môn Thiết kế (chi nhánh Hà Nội) đã mang đến bài tham luận độc đáo với đề tài nghiên cứu “ỨNG DỤNG CHAT GPT TRONG XÂY DỰNG PHONG CÁCH, KỊCH BẢN CHUYÊN NGÀNH PHIM TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐỒ HOẠ Ở VIỆT NAM”.
Chi tiết nội dung nghiên cứu và tham luận xem tại:
https://www.greenacademy.edu.vn/nghien-cuu-ung-dung-chatgpt-trong-xay-dung-phong-cach-kich-ban-chuyen-nganh-phim-tai-cac-co-so-ao-tao-o-hoa-o-viet-nam
Với sứ mệnh "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao", Green Academy mong muốn thông qua các nghiên cứu không chỉ góp phần tạo ra bước tiến mới trong chất lượng đào tạo đồ họa mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho mỹ thuật ứng dụng trong kỷ nguyên số hoá; trở thành cầu nối lan tỏa giá trị mỹ thuật Việt Nam trên bản đồ học thuật quốc tế.
Chủ đề tham luận về ứng dụng chat GPT đã thu hút nhiều ý kiến đồng tình của các nhà nghiên cứu. Trong đó, hội đồng chuyên môn cũng đề cao tính mở, chủ động đi trước đón đầu, tiếp thu và ứng dụng
công nghệ mới trong xu thế toàn cầu hóa.
New Paragraph
Theo các chuyên gia, trong xu thế hội nhập, mỹ thuật ứng dụng không chỉ dừng lại ở kế thừa giá trị truyền thống hay kết nối giữa các nền văn hóa mà còn là sự kết hợp với các yếu tố hiện đại để phát triển nền văn hóa "Bản sắc hội nhập - Sáng tạo và phát triển”. Điều này giúp tạo ra những tác phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng thế hệ mới. mang tới trải nghiệm mới lạ và thú vị.
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thành lập Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (1949-2024), trong đó có 5 / 51 bài nghiên cứu xuất sắc trình bày tại hội thảo, đến từ các nhà khoa học của Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc (với đại diện là Green Academy) và Việt Nam.
Toàn cầu hóa hiện nay đang mở ra sân chơi rộng lớn cho các nhà thiết kế, nghệ sĩ, chuyên gia mỹ thuật trên thế giới. Những ý tưởng, phong cách từ đa dạng nền văn hóa khác nhau đã hòa quyện, tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đa dạng. Người nghệ sĩ vừa được dễ dàng tiếp cận với nguồn cảm hứng & tri thức toàn cầu, vừa có cơ hội giới thiệu cũng như được quốc tế công nhận.
Hội thảo cũng đã chỉ rõ về xu thế hội nhập toàn cầu đang tác động sâu rộng đến mỹ thuật nói chung, mỹ thuật ứng dụng nói riêng. TS. Phạm Hùng Cường nhận định rằng: xu hướng này tác động mạnh mẽ tới cả kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, mở ra cả cơ hội lẫn thách thức mới.
Trong bối cảnh này, ngành đào tạo mỹ thuật ứng dụng đang dần thay đổi cả chương trình học tới phương pháp giảng dạy. Sự hợp tác từ các đơn vị trong & ngoài nước sẽ thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo cơ hội học hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức mới, nâng cao chất lượng đào tạo trong nước bền vững.
Ngành mỹ
thuật ứng dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế hiện đại, gồm các lĩnh vực: thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất; với đặc trưng là sự kết hợp kể cả
công năng lẫn thẩm mỹ. Điều này đòi hỏi các sản phẩm đầu ra vừa đẹp mắt, vừa phải đáp ứng đúng yêu cầu về giá thành, chất lượng, tiêu chí liên quan đến môi trường hay xã hội.
Sáng tạo trong Mỹ Thuật Ứng Dụng
Khác với mỹ thuật thuần túy truyền thống, mỹ thuật ứng dụng vừa thể hiện cá nhân mà vừa mang mục đích giải quyết nhu cầu cụ thể từ cuộc sống. TS. Phạm Hùng Cường đã nhấn mạnh trong thời đại toàn cầu hóa này, mỹ thuật ứng dụng sẽ mang lại cơ hội cho các nhà thiết kế hợp tác quốc tế, tạo ra sản phẩm phù hợp xu thế hiện đại nhưng vẫn đảm bảo giữ bản sắc dân tộc.
Kết nối truyền thống và hiện đại
Theo các chuyên gia, việc này đòi hỏi có sự kết hợp thật khéo léo giữa kỹ thuật & thẩm mỹ.
GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM cũng cho biết: mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam ngày nay đang phát triển mạnh, đáp ứng khá tốt quá trình hội nhập về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên ngành này vẫn phải cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời điều chỉnh phương pháp đào tạo sao cho phù hợp hơn yêu cầu xã hội lẫn sự phát triển của công nghệ.
Nâng cao chất lượng đào tạo
Để nâng cao chất lượng nhân lực cho ngành mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam, chuyên gia nhấn mạnh về tầm quan trọng trong đổi mới tư duy giáo dục, nhất là đào tạo phải đi liền nhu cầu & xu hướng phát triển toàn cầu. Họ cho rằng, quá trình ứng dụng công nghệ mới kết hợp đề cao bản sắc dân tộc từ sáng tạo nghệ thuật sẽ đưa mỹ thuật ứng dụng theo hướng phát triển độc đáo, bền vững.
GS.TS. Trương Quốc Bình (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) cũng tin rằng, lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng sẽ thu hút nhiều nhân tài trẻ, góp phần dựng xây nền văn hóa ‘đậm đà bản sắc dân tộc’ bằng chính sự sáng tạo không giới hạn của con người cùng các loại hình nghệ thuật phong phú.
New Paragraph
MỌI NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chi Nhánh 3:
Số 201 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội