6 BƯỚC THIẾT KẾ NHÂN VẬT GAME 3D TỪ CƠ BẢN
Làm thế nào để trở thành một Game Artist chuyên nghiệp? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 6 bước thiết kế nhân vật game 3D, từ khâu Concept Art cho đến việc đưa nhân vật vào Game Engine. Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình bài bản để học thiết kế nhân vật game 3D và xây dựng sự nghiệp trong ngành công nghiệp game, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây!

Bước 1: Concept Art – Định hình ý tưởng nhân vật
Thiết kế nhân vật game 3D bắt đầu với giai đoạn Concept Art, trong đó các Game Artist tạo ra phác thảo ý tưởng về nhân vật trước khi chuyển sang mô hình hóa. Đây là một trong những bước quan trọng nhất vì nó quyết định toàn bộ phong cách thiết kế, hình dáng, trang phục, vũ khí và cả biểu cảm của nhân vật.

Thiết kế nhân vật game 3D bắt đầu từ giai đoạn concept art (Nguồn ảnh: marmoset)
Quá trình cho thiết kế nhân vật game 3D này đòi hỏi Game Artist phải nghiên cứu kỹ lưỡng về bối cảnh của game, phong cách nghệ thuật (realistic, fantasy, anime...), nhân khẩu học của nhân vật và đặc điểm cá nhân hóa giúp nhân vật có chiều sâu hơn. Các công cụ phổ biến để vẽ Concept Art bao gồm Adobe Photoshop, Procreate hoặc Clip Studio Paint. Bản vẽ có thể trải qua nhiều lần chỉnh sửa, góp ý từ đội ngũ phát triển trước khi tiến tới bước tiếp theo.
Bước 2: 3D Modelling – Xây dựng hình dạng nhân vật
Sau khi hoàn thiện Concept Art, các Game Artist sẽ sử dụng phần mềm 3D như Blender, Autodesk Maya, 3ds Max hoặc ZBrush để tạo mô hình 3D cho thiết kế nhân vật game 3D.
Giai đoạn này thường bắt đầu với blockout, trong đó nghệ sĩ xây dựng hình dạng cơ bản của nhân vật bằng các hình khối đơn giản để đảm bảo tỷ lệ cơ thể hợp lý. Sau đó, họ sử dụng polygon modelling hoặc sculpting để chi tiết hóa mô hình, tạo ra các đường nét khuôn mặt, cơ bắp, nếp gấp quần áo, phụ kiện…

(ảnh: Artella)
Có hai kiểu mô hình hóa chính trong game:
- High-poly modeling: Độ chi tiết cao, thường dùng cho cinematic hoặc nhân vật chính trong game AAA.
- Low-poly modeling: Dùng trong game mobile hoặc các game yêu cầu tối ưu hiệu suất, giúp trò chơi chạy mượt mà hơn.
Bước 3: Texturing – Tạo chất liệu và màu sắc
Texturing giúp cho việc thiết kế nhân vật game 3D trở nên chân thực và sống động hơn bằng cách áp dụng màu sắc, hoa văn và chất liệu lên mô hình 3D. Quá trình này yêu cầu unwrap UV (trải bề mặt 3D thành dạng phẳng) để có thể vẽ họa tiết chính xác.

Game Artist sử dụng các phần mềm như Substance Painter, Adobe Photoshop hoặc Quixel Mixer để vẽ texture. Một số kỹ thuật texturing phổ biến bao gồm:
- PBR (Physically-Based Rendering): Giúp mô phỏng chính xác ánh sáng và phản xạ của vật liệu như kim loại, vải, da…
- Hand-painted texture: Áp dụng trong game hoạt hình hoặc phong cách fantasy, vẽ trực tiếp bằng tay thay vì dựa vào dữ liệu vật lý.
Thiết kế nhân vật game 3D chất lượng cao đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa mô hình 3D và texture để thể hiện cảm xúc, tính cách, bối cảnh của nhân vật.
Bước 4: Rigging & Skinning – Tạo khung xương và liên kết da nhân vật
Rigging và Skinning là bước tạo hệ thống xương và liên kết da với bộ khung để nhân vật có thể cử động linh hoạt.
- Rigging: Xây dựng bộ khung xương (skeleton) giúp điều khiển chuyển động của nhân vật. Các phần mềm như Maya, Blender, 3ds Max được sử dụng để đặt các điểm khớp (joints) cho nhân vật.

Nguồn ảnh: create3dcharacters
- Skinning: Kết nối lưới 3D với rig để khi di chuyển, nhân vật có thể cử động một cách tự nhiên. Công đoạn này đòi hỏi tinh chỉnh từng điểm ảnh để tránh hiện tượng méo mó hoặc kéo giãn quá mức khi nhân vật di chuyển.
Một số game còn yêu cầu hệ thống xương phức tạp như Facial Rigging (tạo cử động khuôn mặt) để nhân vật có thể thể hiện cảm xúc, hay Inverse Kinematics (IK) giúp chuyển động chân tay trở nên tự nhiên hơn.
Bước 5: Animation – Tạo chuyển động sống động cho nhân vật
Sau khi nhân vật đã có rigging hoàn chỉnh, bước tiếp theo để thiết kế nhân vật game 3D là diễn hoạt (animation), giúp nhân vật di chuyển một cách mượt mà.
Có hai phương pháp chính trong diễn hoạt:
- Keyframe Animation: Các Game Artist tạo ra từng chuyển động bằng cách đặt các khung hình chính (keyframe), sau đó điều chỉnh để nhân vật di chuyển tự nhiên.
- Motion Capture (MoCap): Sử dụng công nghệ ghi lại chuyển động thực tế từ diễn viên rồi áp dụng lên nhân vật 3D, thường được dùng trong game AAA để tạo chuyển động chân thực.
Các phần mềm hỗ trợ diễn hoạt bao gồm Autodesk Maya, Blender, MotionBuilder… Việc tối ưu animation giúp nhân vật phản ứng linh hoạt theo gameplay, tạo trải nghiệm nhập vai chân thực hơn.
Xem thêm: Kỹ năng trở thành game artist chuyên nghiệp
Bước 6: Đưa nhân vật vào Game Engine – Tích hợp vào trò chơi
Sau khi hoàn tất mô hình hóa, texturing, rigging và animation, nhân vật sẽ được nhập vào Game Engine như Unity hoặc Unreal Engine để kiểm tra và tinh chỉnh.
Giai đoạn này đòi hỏi Game Artist phải kiểm tra nhân vật trong môi trường game thực tế, đảm bảo:
- Chất liệu hiển thị đúng theo ánh sáng của game
- Chuyển động mượt mà, không bị giật lag
- Nhân vật phản hồi đúng với hành động người chơi
Các tối ưu hóa được thực hiện để đảm bảo nhân vật hoạt động ổn định trên nhiều nền tảng khác nhau, từ PC, Console đến Mobile.
Tìm hiểu thêm: Xu hướng thiết kế 3D art
Học thiết kế nhân vật game 3D chuyên nghiệp tại Green Academy
Học thiết kế 3D ở đâu? Nếu bạn đang có đam mê theo đuổi ngành Thiết kế nhân vật game 3D, Green Academy là nơi lý tưởng để học tập và phát triển kỹ năng. Khóa học tại Green Academy cung cấp lộ trình đào tạo bài bản từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm:
- Học từ các giảng viên là chuyên gia trong ngành Game Art
- Thành thạo các
công cụ quan trọng như Blender, Maya, Substance Painter, ZBrush…
- Thực hành thực tế, xây dựng portfolio chuyên nghiệp để ứng tuyển vào các
công ty game
- Hỗ trợ tìm việc
sau
khóa học với cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp.
Tham khảo khóa học chi tiết tại đây: Green Academy – Học Thiết Kế Game 3D
Nguồn tham khảo: Animost
New Paragraph